Nông nghiệp

Hướng dẫn các biện pháp phòng và trị bệnh cho rắn mối

Ngày đăng: 2016-07-05 04:03:17


Rắn mối là loài động vật sống hoang dã trong thiên nhiên, tuy vậy chúng ta đã thuần dưỡng nuôi bán hoang dã cũng không ít ảnh hưởng đời sống tự nhiên, cho nên khi chúng ta nuôi tập trung dễ dẫn đến các bệnh, tuy vậyta cần tăng cường các hàm lượng chất cần thiết để rắn mối có thể sống phát triển ổn định.

Bệnh thứ nhất:

Rắn mối bị liệt chân rồi chết, thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở da bụng. Rắn liệt chân chắc chắn nó bị bệnh rồi. Nếu bại hoặc liệt chân mà vẫn ăn thì đó là bệnh do thiếu khoáng vi lượng, nếu giảm ăn dần kèm xuất huyết da bụng thì đó là bệnh do nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc vi rút). Vết xuất huyết có thể do rắn chết qua đêm nó bị ứ máu ở vùng thấp của cơ thể, tức rắn chết ở tư thế nằm sấp thì xuất huyết (tím) da bụng là đúng rồi. Cần cho cả đàn ăn/uống 3 - 5 ngày một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox, Ampi-col (1g/4,5 - 9kgP/ngày), Enroflox 5% (1g/5 - 10kgP/ngày)  

Rắn ngóc đầu lên, miệng rắn có đờm màu sữa, bụng rắn căng hơi rồi chết là do nhiễm khuẩn đường ruột. Bởi vậy cũng dùng kháng sinh ăn/uống hoặc tiêm như trên. Ngoài ra, những con đầy hơi đầu tiên cho uống Pharmalox để giảm hơi, sau đó cho ăn/uống liên tục trên 5 ngày men tiêu hoá (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/10kgP/ngày)

 

Rắn mối bị bệnh nấm da

Nguyên nhân: do vệ sinh không tốt, chuồng thường xuyên ẩm ướt. Hệ thống thoát nước không tốt, nên phân hòa lẫn với nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triễn nhiều.
Phòng và trị bệnh cho rắn mối: ta nên tiêu đọc khử trùng bằng Chlo hay hay thuốc sát trùng chuồng trại. Dùng Ampicilin hay Coli Ampi trộn với thức ăn và nước uống. Liều dùng gấp đôi so với hướng dẫn trên bao bì.

 

Rắn mối bị bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân: do ăn những thức ăn hôi thiêu, móc…..
Phòng và trị bệnh cho rắn mối: tránh cho ăn những thức ăn hôi thiêu, móc nên thương xuyên bổ sung các vitamin tổng hợp. Dùng thuốc Ganidan hoặc Becberin pha với nước cho uống 8 – 12 viên chia làm 2 lần hoặc dùng Cloroxit 6 – 8 viên/ ngày/ 2 lần/2000con.

 

Rắn mối bị bệnh giun sán

Nguyên nhân: do ăn những thức ăn thừa hay thức ăn bẩm
Phòng và trị bệnh cho rắn mối:
Tránh cho ăn những thức ăn bẩm, ta có thể dùng thuốc sổ giun cho gia cầm.
 
 

Bệnh no hơi ở rắn mối

Rắn mối có triệu chứng bụng no hơi sau 2 đến 3 ngày sẽ chết khi chúng ta bắt rắn lên nước ở hậu môn của rắn chảy ra, miệng rắn có chất nhờn ở miệng.
 
 
Phòng bệnh : Đối với việc bụng rắn mối căng hơi rồi chết có thể do nhiễm khuẩn đường ruột. Bởi vậy chúng ta cũng dùng kháng sinh ăn/uống hoặc tiêm như trên. Ngoài ra những con đầy hơi đầu tiên cho uống Pharmalox để giảm hơi, sau đó cho ăn/uống liên tục trên 5 ngày men tiêu hoá (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/10kgP/ngày).
 

Bệnh tróc vảy ở rắn mối

Đối với việc lưng rắn mối bị tróc vảy, thân rắn bị mềm sau 2 đến 3 ngày thì rắn chết
 
Phòng bệnh : dùng kháng sinh Rifampicin (điều trị bệnh lao của nhân y) bôi lên vùng da viêm rất có hiệu quả.
 
 

Bệnh mù mắt ở rắn mối

nguyên nhân: chưa tìm ra nguyên nhân.
 
Phòng bệnh : nên bổ sung các khoáng chất và vitamin cho rắn mối, sổ giun định kỳ. Dùng thuốc nhỏ mắt người nhỏ 2 giọt vào mắt những con bị bệnh, còn những con không bị bệnh thì sát khuẩn định kỳ. Pha Ampi cho uống.
 
 
Chú ý: Phòng các bệnh cho rắn mối
Rắn mối bệnh có biểu hiện như đã nói ngoài ra còn có các triệu chứng sau: tróc da, chảy mủ màu sữa và chết.
 


Theo Tổng hợp Internet / Tiếp Thị Nông Nghiệp





TIN TỨC KHÁC :