• Trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò

    Trâu, bò nhiễm bệnh thường sốt cao, tiêu chảy dữ dội, phân lỏng như nước, màu đen, thối khắm, có khi lẫn cả máu tươi, màng giả, dịch nhày. Con vật ỉa nhiều lần trong ngày, mất nước nghiêm trọng và rối loạn chất điện giải.

  • Khắc phục lợn mẹ cắn con

    Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

  • Bệnh viêm phổi ở lợn, nguyên nhân và cách phòng trị

    Viêm phổi địa phương hay viêm phổi Mycoplasma (còn gọi là suyễn heo) là bệnh hô hấp mãn tính ở lợn, ít khi gây chết, nhưng thiệt hại kinh tế rất lớn trong chăn nuôi.

  • Phương pháp chữa sa ruột Heo bằng phương pháp không chảy máu

    Hiện tượng gia súc sa ruột (hernia), có 2 dạng: sa ruột cuống rốn và sa ruột bẹn. Nếu bọc ruột sa quá lớn thì phải can thiệp để bằng mọi cách đưa ruột vào vị trí xoang bụng. Hiện tượng sa ruột có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của gia súc, làm gia súc chậm lớn.

  • Trị bệnh liệt dạ cỏ trâu bò

    Trong chăn nuôi trâu, bò thường gặp bệnh liệt dạ cỏ nếu không được điều trị trâu bò sẽ yếu dần và dẫn đến tử vong.

  • Bệnh viêm khớp ở Heo do streptococcus suis

    Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma.

  • Vô sinh tạm thời ở bò sữa và biện pháp can thiệp

    Để cho ngành sản xuất sữa phát triển, điều kiện tiên quyết là phải có bò cái cho sữa. Muốn bò cái có sữa, phải cho bò đẻ và khai thác sữa quãng 300-305 ngày. Trong thời kỳ cho sữa, bò cái phải được phối giống thụ thai để tiếp tục sinh đẻ rồi cho sữa tiếp.

  • Phòng trị bệnh ve trên chó

    Ve ký sinh trên chó do nhiều loài ve gây ra nhưng thường thấy nhất là loài ve Rhipicephalus sanguineus, ve có hình quả lê và màu nâu đen, chiều dài ve từ 3– 4,5 mm (khi chưa hút máu), khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần.

  • Bệnh viêm khớp bê, nghé - nguyên nhân và cách phòng trị

    Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng; trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn.

  • Bệnh phó thương hàn ở heo, nguyên nhân và cách phòng trị

    Phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm xảy ra chủ yếu ở heo con. Tỷ lệ chết khá cao, những con khỏi bệnh chậm lớn, kém phát triển. Bệnh thường xảy ra quanh năm, thực tế cho thấy từng thời kỳ trong năm đều có thể có những điều kiện làm cho bệnh dễ dàng phát triển như gió lùa, sự thay đổi đột ngột tiểu khí hậu của chuồng nuôi. Có hai dạng bệnh phó thương hàn ở heo.

  • Phương pháp chữa Heo ngộ độc sắn, khoai tây

    Ngộ độc khoai tây: Ngộ độc xảy ra do chất glicoalcaloid (có tên solanin) chứa ở trong củ khoai tây. Chất này tăng lên khi củ khoai tây đang nảy mầm hoặc củ có màu xanh, và có rất nhiều ở mầm khoai tây non, bị thối do nấm. Chất này có độc lực cao cả khi đun nấu chín.

  • Bệnh thương hàn ở Vịt, Ngan, Ngỗng

    Triệu chứng: Đây là bệnh do vi khuẩn Salmonella anatum, S.enteritis và S.typhinurium gây ra ở vịt từ 1 - 80 ngày tuổi, đặc biệt vịt 5 - 14 ngày tuổi. Vịt bệnh đi khập khiễng hoặc lảo đảo. Viêm kết mạc. Khó thở. Tiêu chảy phân lỏng lẫn bọt khí, lông xung quanh hậu môn dính đầy muối urat (chất màu trắng).