Nông nghiệp

Chọn phân vô cơ cho sản xuất GAP

Ngày đăng: 2016-08-01 11:35:25


Phân vô cơ có rất nhiều loại, từ phân đơn chất, cho đến các loại phân NPK đều có thể sử dụng cho sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

 

Chọn phân vô cơ cho sản xuất GAP, bán phân vô cho sản xuất vietgap
Mô hình sản xuất rau vietgap

Có 3 loại phân đơn chính là phân đạm, lân và kali. Trong các loại phân đạm thì urê được nông dân sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả nhất trong canh tác do có đặc tính trung hòa nên có thể sử dụng trên nhiều loại đất, cây trồng. Phân SA (sulphat amon) thì sử dụng trên các vùng đất kiềm và cho một số cây trồng có nhu cầu S cao như cây họ đậu hay cà phê. Tuy nhiên, khi sử dụng phân đạm cho sản xuất theo GAP bà con nông dân chú ý đến các yếu tố như dư lượng NO – trong sản phẩm phải đảm bảo dưới ngưỡng cho phép (như NO – trên cây rau không được vượt 150 mg/kg đối với cà chua, dưa chuột; 60 mg/kg đối với dưa hấu…). Sử dụng sản phẩm này cũng không nên lạm dụng quá mức, vì nó không những làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản qua dư tồn Nitrate mà còn tạo điều kiện cho việc sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn do sâu bệnh hại phát triển.

Vì vậy đối với đạm bà con nên sử dụng theo nhu cầu của cây, có thể sử dụng phân bón tiết kiệm đạm. Đặc biệt đạm vàng Đầu Trâu 46 A+ có ưu thế khắc phục những điểm nêu trên, bởi nhờ hoạt chất chống thất thoát đạm, ức chế men urease nên phân sẽ cung cấp đạm cho cây từ từ theo nhu cầu của cây, đạm tự do trong cây không cao nên dư tồn nitrate được kiểm soát.

Phân đơn chất thứ 2 được nông dân sử dụng nhiều là phân lân. Phân lân nung chảy sử dụng tốt cho vùng đất phèn do ngoài lân còn có thêm các trung vi lượng. Còn super lân, do đặc tính là loại phân hơi chua nên sử dụng tốt ở đất phù sa, phèn ít, hay rất tốt đối với các loại cây nhu cầu S cao ở vùng đất miền Đông và Tây Nguyên. Ngoài ra, DAP hay MAP cũng là loại phân được bà con nông dân trồng lúa phía Nam ưu chuộng nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng lân cao, phân trung tính nên dễ dàng sử dụng cho nhiều vùng đất, hiệu quả cao, giảm công sức trong việc vận chuyển, bón.

Tuy nhiên trong phân lân có các thành phần kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi (Cd), nên khi sử dụng bà con cần chú ý không sử dụng vượt mức khuyến cáo. Vì một mặt nó sẽ làm tăng chi phí, mặt khác sản phẩm làm ra sẽ không an toàn.

Còn đối với phân kali hiện nông dân sử dụng nhiều 2 loại: Kali clorua có 60% và kali sulphat có 50% kali nguyên chất. Đây là loại phân chưa nhận thấy khi bón dư sẽ ảnh hưởng thế nào đến cây trồng nhưng là loại phân có giá khá đắt, lạm dụng dùng sẽ làm tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận cho việc canh tác theo GAP.


Theo Bình Điền





TIN TỨC KHÁC :