Nông nghiệp
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Cà chua đen Đà Lạt thật sự rất dễ trồng và cũng có thể sống được trong khí hậu của Việt Nam. Các bạn chỉ cần tuân thủ theo các hướng dẫn dưới đây để chăm sóc cho cây cà chua của mình để có được kết quả thu hoạch trái tốt nhất.
1.Chuẩn bị hạt cà chua đen
- Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2-3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 - 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
2. Phương pháp gieo hạt cà chua đen
Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp, khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40-60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4 - 5,5 cm.
- Giá thể : Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:
+ Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
+ Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3:4:3.
- Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.
Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).
- Ghép cây con: Ghép với cà gốc hawaii 02 khi cây con được 22-27 ngày tuổi, lưu giữ trong vườn ươm từ 7-12 ngày thì đem trồng.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây giống
- Tưới nước: Sử dụng nước sạch tưới cho cây con trong vườn ươm. Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Trước khi nhổ xuất vườn 3- 4 ngày ngừng tưới để luyện cây con. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con 3-4 giờ để cây không bị đứt rễ.
- Nếu cây sinh trưởng kém nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách hòa loãng đạm urê với nồng độ 0,5% để tưới cho cây con.
- Nên nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.
4. Kỹ thuật trồng cây cà chua đen
4.1 Trồng trong chậu
-Chuẩn bị chậu: Chậu trồng cây có kích thước 30x30cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn .
- Khoảng cách đặt chậu trồng cây:Khoảng cách đặt chậu tối thiểu cách nhau 60cm(tính từ tâm chậu).
- Giá thể trồng: Đất: sơ dừa: phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:2:1
- Cách trồng: cho giá thể vào trong chậu, nhẹ nhàng lấy cây con từ trong khay ươm ra đặt vào chậu đã chuẩn bị sẵn giá thể, lấp đất xung quang gốc và ấn nhẹ để cây đứng vững.
Lưu ý: Trồng cây sao cho độ sâu của mặt bầu cây giống thấp hơn bề mặt giá thể 1cm, không nên trồng quá sâu vì dễ dàng làm cho cây bị bệnh lở cổ rể .
A. Cách tưới nước cho cây cà chua đen
- Nên tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể để có lượng tưới và số lần tưới thích hợp.
B. Hướng dẫn cách bón phân cho cây cà chua đen
- Bón lót: Trộn cùng giá thể trước khi trồng.
- Bón thúc chia làm 3 lần
+ Lần 1: Sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 - 15 cm. Dùng hữu cơ bón khoảng 50g/chậu
+ Lần 2: Sau khi trồng 20 - 25 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón 50g phân hữu cơ/chậu, bón xung quanh chậu kết hợp với xới xáo và vun gốc,nếu thấy đất vơi có thể bổ sung thêm giá thể.
Khi cây ra hoa, đậu quả, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách phun qua lá 7 -14ngày/lần. Giai đoạn này nên bón phân có hàm lượng kali cao để tăng khả năng đâu quả và chất lượng trái
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu. Bón tiếp 50g phân hữu cơ /chậu.
4.2 Hướng dẫn cách trồng cây cà chua đen ngoài đồng
A. Chuẩn bị đất: Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng với khoảng cách hàng cách hàng 30x30cm, cây cách cây 40 - 40cm. Cần xử lý với vôi bột trước khi trồng để diệt nguồn nấm bệnh thối thân, liều lượng 1 tấn/ha
B. Bón phân
- Bón lót toàn bộ 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha hoặc 1,5-2 tấn phân vi sinh.
- Bón thúc lần 1 sau khi chồng 12 – 15 ngày với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha.
- Bón thúc lần 2 sau khi chồng 20 – 35 ngày với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha.
- Bón thúc lần 3 với phân NPK(20-20-15): 200kg/ha kết hợp thêm với 100kg/ha phân KCl.
C. Phương pháp phòng và trị bệnh cho cây cà chua đen:
- Cà chua thường bị sâu vẽ bùa dùng BrighTin để phòng trừ, sâu xanh sử dụng Crymax, Biobauve phun ướt đều trên 2 mặt lá. Các loại rầy mềm hay rệp sáp sử dụng BrighTin, phun thật kỹ phần ngọn, lá non và mặt dưới lá.
- Bệnh đốm lá dùng Norshield. Bệnh héo cây dùng Exin, Sincosin phun kỹ ở gốc thân để phòng ngừa
7. Kỹ thuật chăm sóc cây cà chua đen cho ra trái sum suê
a. Làm giàn: Tùy thuộc vào điều kiện và địa hình của từng nhà để có cách làm giàn thích hợp. Giàn có thể là cắm cọc theo kiểu chữ A, làm giàn hàng rào hay buộc dây lên cao.
Thường xuyên dùng dây mềm buộc cây lên giàn để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.Với cách làm giàn bằng dây thì thường xuyên cuốn thân cây vào dây.
b. Tỉa nhánh: Nên để khoảng 2 thân nhánh chính còn cách nhánh khách nên tỉa bỏ.
Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.
8. Hướng dẫn cách thu hoạch cây cà chua đen
Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (quả chuyển từ xanh sang đen đỏ). Khi quả chín dùng dao hoặc kéo cắt quả.
Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý thu hoạch khi trái khô ráo, giúp bảo quản được lâu hơn. Nên thu hoạch khi trái đã chín ngả sang màu đen. Thu hoạch cả chùm hoặc giữ lại cuống trái sẽ giúp trái được bảo quản lâu hơn.
Một số hộ có nạn chuột hại thì có thể thu sớm hơn khi quả bắt đầu chín, màu quả chuyển đen mận có thể thu hoạch vào nhà để quả tự chín.
Từ khóa: hướng dẫn cách trồng cây cà chua đen, mô hình trồng cây cà chua đen, phương pháp trồng cây cà chua cho trái sum suê, kinh nghiệm trồng cây cà chua, cung cấp hạt giống cây cà chua đen, mua bán hạt giống cà chua
Theo Nông Nghiệp ngày nay
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó