Chăn nuôi
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta cho thấy, các ngọn lá mít, ngọn lá keo tai tượng, lá chuối, lá xoan, ngọn lá sắn, thân cây, ngọn lá mía, các cây họ đậu giống mới như đậu Flemimingia marrophilla, cây keo đậu KX2, cây cao đạm Gigantea… là những thức ăn rất tốt cho dê. Còn sau đây là một số nhóm thức ăn mà dê thường sử dụng:
Kỹ thuật chăn nuôi dê cỏ, dê lai
1. Thức ăn thô xanh
Là một số loài thực vật có nhiều nước và tỉ lệ chất xơ cao, như các loại cỏ, cành lá, thân cây… Đây là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, hợp với những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ, song cũng rất cần đối với những trang trại lớn khi cho dê ăn một lượng thức ăn thô xanh thích hợp và kèm theo những thực phẩm khác.
Bạn có thể băm ngắn những loại cỏ, cây khoảng 3-5 cm để dê ăn dễ dàng.
2. Thức ăn thô khô
Là những loại giúp dê tránh được bệnh ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa (gồm các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu…).
Bạn có thế chặt ngắn những loại nên trên rồi phơi khô, dự trữ làm thức ăn cho dê vào mùa đông (lúc khan hiếm thức ăn xanh) hoặc những ngày mưa (không cắt được thức ăn xanh).
3. Thức ăn củ quả
Những loại củ cho dê ăn như sắn; ngô… bạn không nên để nguyên củ hay nghiền nhỏ, chỉ cần cắt thành lát cho ăn tươi hoặc phơi khô rồi cho ăn mới tốt.
4. Thức ăn ủ chua
Là những loại làm từ toàn bộ cây bắp (lá, thân và bắp), rơm lúa tươi, phụ phẩm dứa (gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, bã dứa, lá…) hay ngọn lá mía, ngọn lá sắn và cây đậu phộng…
Bạn có thể băm ngắn chúng khoảng 3-5 cm rồi đem ru chua.
Sau khi ủ chua khoảng 3 tuần thì bạn có thể lấy thức ăn này cho dê ăn, tuy nhiên nên tùy theo nhu cầu của chúng mà bạn đem ra, không nên để thức ăn dư sang ngày hôm sau.
Không nên cho dê ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn với những loại thức ăn khác. Lúc cho ăn xong bạn cần làm vệ sinh máng cho sạch sẽ.
Nếu muốn tăng lượng thức ăn ủ chua trong khẩu phần cho dê, bạn cần trung hòa bớt lượng acid hữu cơ có trong đó trước khi cho dê ăn. Để trung hòa, bạn có thể dùng vôi bột 4-6 g/thức ăn ủ chua hay 14 lít dung dịch amoniac 25%/tấn (vừa có tác dụng trung hòa acid vừa cung cấp được nitơ).
5. Thức ăn hỗn hợp
Bạn nên phối hợp nhiều loại thức ăn tinh, thô giàu chất dinh dưỡng có sẵn ở địa phương để làm thức ăn hỗn hợp cho dê. Việc này giúp bạn giảm được giá thành sản xuất và hợp với bộ máy tiêu hóa của dê.
Tùy nguyên liệu thức ăn có sẵn mà bạn chế biến được nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho dê.
6. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng
Chủ yếu bổ sung các chất khoáng, vitamin và muối trong khẩu phần của dê. Nếu chỉ có chất khoáng và muối thì bạn làm như sau: lấy 75% khoáng, 15% muối rồi trộn đều với 10% xi măng pha nước để làm bánh thức ăn (trọng lượng bánh khoảng 0,5-1kg).
Chú ý:
- Bạn nên cho cả bầy dê ăn cùng một lúc. Máng ăn cần treo cao cách mặt đất khoảng 0,5-0,7m. Không để thức ăn rơi vãi xuống đất vì như thế rất phí, dê sẽ không ăn lại thức ăn này.
- Nguồn thức ăn theo từng vụ mùa có thể đáp ứng đầy đủ, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng cho dê không?
- Yêu cầu thức ăn trong từng giai đoạn tuổi của dê là bao nhiêu?
- Nguồn thức ăn bổ sung bạn có sẵn hay phải mua, giá cả như thế nào?
Trả lời được những câu hỏi trên thì bạn cần quan tâm đến những việc kế tiếp:
- Diện tích khu chăn nuôi của bạn ra sao, nên trồng những loại cây cỏ gì để làm thức ăn cho dê? (Biện pháp này nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn, bảo đảm cho nhu cầu của dê).
Bạn có thể trồng cây ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hay dọc theo bờ ruộng đều được.
Một số giống cây cỏ mà bạn nên trồng là: Cây họ đậu (keo đậu, điền thanh…), cây mít, sung, chuối, mía, keo tai tượng, keo lai, cây Flemingia maccrophylla và Trichanthera gigantea…
Về phương pháp chế biến thức ăn cho dê, có nhiều cách, trong đó có hai cách phổ biến nhất:
- Phơi khô: các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia…
- Ủ chua: chặt ngắn rồi ủ chua các loại cây bắp, sắn củ, thân lá đậu phộng, cỏ voi…
Ngoài ra bạn có thể xử lý một số loại thức ăn để tăng chất dinh dưỡng cho dê như: ủ rơm với ure, muối và cám; trộn rỉ mật với cám, bột sắn và lá cây giàu chất đạm (đã chặt ngắn, phơi khô)./.
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Khoa học của nhà nông
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó