Lâm nghiệp
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hà Thủ Ô là cây thân mềm, thuộc họ rau răm (Polygonaceae), bộ cẩm chướng (Caryophyllales) và có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb). Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô sống nhiều năm; thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh.
Cây hà thủ ô đỏ
Bộ phận dùng của hà thủ ô là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củ khoai lang), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ. Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. Được dùng để bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, thiểu năng tuần hoàn, ngủ kém, đau lưng mỏi gối, khô khát táo bón.
Theo Tây y, củ hà thủ ô có chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột; 3,1% lipid; 4,5% chất vô cơ; 26,4% các chất tan trong nước; lecitin; rhaponticin (rhapontin, ponticin); 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Lúc chưa chế biến, hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần; sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Cây dược liệu cây hà thủ ô đỏ
Củ hà thủ ô được sử dụng trong y học
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hà thủ ô có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Đặc biệt, rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng bảo vệ và làm trẻ hóa mái tóc.
Một nghiên cứu thực hiện trên 48 người, bao gồm 24 nữ và 24 nam, trong độ tuổi từ 30 – 60, cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc như tuổi tác, căng thẳng, hút thuốc. Họ đều được dùng 4g củ hà thủ ô, chia làm hai lần trong ngày.
Sau một tháng điều trị, 91% nam giới và 87% phụ nữ cho biết chứng rụng tóc của mình được cải thiện tốt như tóc ít rụng, khỏe và đen hơn. Không ai trong số họ gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị.
Vài cách sử dụng hà thủ ô đơn giản nhất
- Hà thủ ô 30 g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
- Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô, lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.
- Hà thủ ô 30 g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 g, đường đỏ 50 g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói.
Hà thủ ô đặc biệt tốt cho tóc
- Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
- Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2.500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.
- Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.
Kiêng kỵ: Uống hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Hà Thủ Ô Đỏ
* Thời vụ trồng cây hà thủ ô đỏ
- Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng cây hà thủ ô đỏ
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà Thủ Ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 Cm.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà Thủ Ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Hà Thủ Ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây Hà Thủ Ô tối thiểu là 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 60 đến 80 Cm
- Trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống: Có thể trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng Hà Thủ Ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 Cm Và Có giàn cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
* Hướng dẫn làm đất, bón lót và trồng cây hà thủ ô đỏ
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm.
- Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 15 tháng cần phải cắm cọc cho Hà Thủ Ôleo lên vì Hà Thủ Ô vươn ngọn rất nhanh.
* Kỹ thuật chăm sóc cho cây hà thủ ô đỏ
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%
- Lưu Ý: Đối với cây Hà Thủ Ô Trắng cách trồng tương tự nhưng tiến hành đào hố sâu 40 x rộng 20 cm.
Cây dược liệu - củ hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô là vị thuốc quý trong dân gian
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng Bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương,
nhuận tràng, thông tiện, làm đen râu tóc, chống rụng tóc. Y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều công dụng
quý nữa của vị thuốc này,chẳng hạn như bảo vệ gan, dự phòng xơ vỡ động mạch…
Giới thiệu một số phương pháp chế biến Hà Thủ Ô
1. Hà thủ ô ngâm rượu:
2. Chữa bạc tóc sớm:Hà thủ ô 12g, cây máu người 12g đổ ngập nước đun kỹ đổ vào phích hoặc để nguội cho vào tủ lạnh uống thay nước lọc
3. Hà thủ ô kết hợp với Vừng đen và Mật ong
4. Tán nhỏ Hà Thủ Ô dùng ăn hàng ngày
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng: làm đen râu tóc, tóc bạc, chống rụng tóc, bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng, thông tiện.
Hướng dẫn kỹ thuật bào chế cây Hà thủ ô
Theo Cây dược liệu
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó