Hoa quả
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Lộc vừng là loại cây cảnh rất được người chơi ưa chuộng và có giá trong nhiều năm nay. Như bà con đã biết, lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lá tròn, loài lá dài, loài hoa màu hồng, loài hoa màu đỏ, loài hoa màu vàng, loài hoa trắng. Loài nào cũng ra hoa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (đầu mùa mưa).
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lộc vừng làm cảnh
|
Tên thường gọi: Lộc vừng hoa đỏ
Tên khoa học : Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.
Thuộc Họ : Lộc vừng (Lecythidaceae)
Lộc vừng là loại cây cảnh rất được người chơi ưa chuộng và có giá trong nhiều năm nay. Như bà con đã biết, lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lá tròn, loài lá dài, loài hoa màu hồng, loài hoa màu đỏ, loài hoa màu vàng, loài hoa trắng. Loài nào cũng ra hoa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (đầu mùa mưa). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng bà con thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven các ao, đầm, hồ, sông suối nước ngọt hay nước lợ. Phát tán quả nhờ dòng nước, tái sinh hạt kém nhưng tái sinh chồi mạnh.
Khi ươm trồng và chăm sóc cây lộc vừng bà con nông dân cần chú ý một số biện pháp sau:
1. Ươm cây lộc vừng.
Bà con có thể nhân giống lộc vừng bằng cả 2 cách:
- Nhân giống hữu tính từ hạt đã "chín cây".
- Nhân giống vô tính bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới đem trồng. Tuy nhiên chiết cành thì tốt hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch, khi lộc xuân đã chuyển sang cành "bánh tẻ". Chúng ta sẽ chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh "dẫn thủy – liền sẹo" khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ, rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày cành chiết sẽ hình thành mô "sẹo" kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dể kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
Bà con chú ý phải buộc chặt bên dưới, nới lỏng phía trên để giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đêm hoặc nước bổ sung nằm kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng. Nếu cành có tán lá nặng cần cột phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) đểtránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) ló ra ngoài thì cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp để đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập khi ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) đem trồng.
2. Trồng và chăm sóc cây lộc vừng.
- Trồng cây lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong chậu lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước. Do đó khi trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong bể, chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
Để khắc phục những trường hợp trên, trước tiên là về cách trồng: trồng lộc vừng trong chậu nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong bể, chậu…thì khi mới trồng vào bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, lan ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại, ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.
- Về cách chăm sóc: Trồng đảm bảo kỹ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt cây ở nơi thoáng mát để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ xung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
Trường hợp cây lộc vừng trồng trong bể, chậu…không đảm bảo đúng kỹ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phải khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển. Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân (từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
Bà con nên trồng vào mùa xuân để lộc vừng nhanh bén rễ, phát triển mạnh. Bón phân NPK 20:20:15+TE hoặc NPK 13:13:13+TE Đầu Trâu định kỳ 1 tháng/lần với lượng 30-50 gam/cây. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hoặc 502 ở giai đoạn cây tăng trưởng mạnh và Đầu Trâu 701 hay 702 ở thời kỳ kích thích cây ra hoa, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Sau khi lộc vừng sinh trưởng và phát triển tốt, nếu thấy cây nhiều cành thì tiến hành tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng,cành khỏe. Cần chú ý uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ để cây có thế đẹp. Theo một số kinh nghiệm thì trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) nên thúc bằng phânNPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần. Trong giai đoạn này nênđể cây ra sáng nhiều hơn, cây sẽ ra nụ dầy, hoa sai, tươi lâu và bền đẹp...
|
Từ khóa: kỹ thuật trồng cây lộc vừng làm cảnh, kỹ thuật ươm cây lộc vừng, kỹ thuật ươm và trồng cây lộc vừng, cây lộc vừng kiển, dân chơi cây lộc vừng làm cảnh, cây giống lộc vừng, mua bán cây lộc vừng, cây lộc vừng kiển, trồng cây lộc vừng làm cảnh, trồng cây lộc vừng làm kiển, cây lộc vừng đẹp, dáng cây lộc vừng độc, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng, giống lộc vừng tốt, cây lộc vừng dáng đẹp
Theo Kỹ sư Nguyễn Thanh Phương, TTKNKNKH
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó