Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa

Ngày đăng: 2016-02-08 07:01:54


Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chờ phối và lợn nái chửa là một trong những bước rất quan trọng của quá trình chăn nuôi heo nhằm đảm bảo cho bào thai heo con phát triển bình thường, heo nái đẻ được nhiều con, heo con khỏe mạnh, có trọng lượng sơ sinh cao

Một số mẹo nuôi heo nái siêu năng suất 

Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa

I. KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO NÁI HẬU BỊ

1. Yêu cầu
          - Đạt thể trạng phát triển tốt trước khi phối (không mập mỡ nhưng không quá gầy).
          - Tiềm năng sinh trưởng phát dục con giống được bộc lộ rõ.
          - Heo hậu bị mau chóng lên giống, lên giống đồng loạt, số trứng rụng nhiều.
 
2. Phương pháp cho heo nái ăn
 
Trọng lương heo hậu bị (kg)
Lượng thức ăn/con/ngày (kg)
Protein thô (%)
Phương pháp cho ăn
Năng lượng trao đổi Kcal
20-25
1-1.2
17
Tự do
3100
 
26-30
1.3-1.4
17
Tự do
31-40
1.4-1.6
15
3 bữa
3000
 
41-45
1.7-1.8
15
3 bữa
46-50
1.9-2.0
15
3 bữa
51-65
2.1-2.2
15
3 bữa
66-80
2.1-2.2
13-14
2 bữa
2900
 
81-90
2.2-2.3
13-14
2 bữa
 
          - Lợn nái hậu bị từ 3 tháng đến 8 tháng tuổi: Được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn được quy đinh.
          - Thức ăn sử dụng cho heo nái giống. Mức ăn tùy thuộc vào các tháng tuổi từ 1,2 đến 2kg/con/ngày.
          - Từ 90 kg cho đến 10 - 14 ngày trước khi dự kiến phối giống: cho ăn 2kg/con/ngày.
          - Sau phối giống cho ăn 1.8 kg/con/ngày.
 
3. Biện pháp kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị
          - Chuẩn bị ô chuồng nuôi và máng ăn, vòi uống cho nái hậu bị.
          - Nái hậu bị được nuôi nhốt theo lô (nhưng không quá 20 con/lô). Bình quân 1 m2/con. Mỗi lô có đủ máng ăn, vòi uống cho 20 con (trường hợp sử dụng máng xi măng hoặc máng sành, chiều dài mỗi máng cho một con phải đạt tối thiểu 25cm, rộng 30cm, cao 20 cm). Nếu sử dụng máng ăn bán tự động, chiều dài mỗi máng ít nhất có 3 ngăn ô, mỗi ngăn dài 30cm, thùng chứa có khối lượng tối thiểu là 50kg, tối đa là 80kg. có vòi uống tự động, nước uống phải sạnh, mát (lượng nước cung cấp 7lít/ngày). Cần theo dõi 2 chỉ tiêu về tăng trọng và độ dày mỡ lưng để phục vụ cho chọn giống.
          - Theo dõi trọng lượng bình quân của từng cá thể lúc 3 tháng tuổi và 8 tháng tuổi để xác định khả năng tăng trọng g/ngày của từng con trong thời gian nuôi hậu bị.
 

 II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO NÁI CHỮA

1. Yêu cầu
- Tỷ lệ đậu thai cao và tỷ lệ đẻ cao.
- Số con sơ sinh còn sống/ổ cao.
- Heo nái nuôi con khẻo.
 
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái chữa
 
Nhu cầu
Lượng thức ăn nái tơ/con/ngày (kg)
Lượng thức ăn nái rạ/con/ngày (kg)
Protein thô (%)
Phương pháp cho ăn
Năng lượng trao đổi Kcal
Chữa kỳ I
1.8-2
2.0-2.2
14
2 bữa
2900
Chữa kỳ II
2-2.5
2.5-3
17
2 bữa
3000
111-113 ngày
2
 
17
2 bữa
3000
Trước khi đẻ 1 ngày
không cho ăn (0.5 kg
0.5
 
 
 
 
 
* Chú ý: Trước khi đẻ 7 ngày cho ăn như sau:
Ngày trước khi đẻ
6
5
4
3
2
1
đẻ
kg/con/ngày
3
2.5
2
1.5
1
0.5
 
 
 
          - Heo nái sau khi phối giống có chửa, chửa kỳ I (85 ngày đầu) và chửa kỳ II (86-114 ngày). Cần chú ý nuôi dưỡng nái so và nái rạ (nái rạ từ 2 lứa trở lên).
          - Chữa kỳ I:  Khẩu phần ăn hàng ngày của nái chửa kỳ I từ 1,8 - 2,2 kgTă/con/ngày, với mức protein từ 14 - 15%, năng lượng trao đổi 2.900-3.000Kcal tùy theo trọng lượng của từng con nái. Hạn chế thức ăn trong chửa kỳ I sẽ giúp tăng tính thèm ăn trong lúc nuôi con, nhờ đó heo nái trong giai đoạn nuôi con ăn được nhiều hơn để tăng khả năng tiết sữa trong lúc nuôi con.
          - Chữa Kỳ II (từ 85 - 113 ngày): Cần cho heo nái tăng mức ăn từ 2,5 – 3 kg/con/ngày tùy theo trọng lượng của nái. Trước 5 ngày bắt đầu sinh cần giảm lượng thức ăn xuống cho đến trước 1 ngày đẻ còn 0.5kg/con/ngày để giảm sốt sữa lúc sinh, thức ăn cần có hàm lượng protein 16 - 17%, năng lượng trao đổi 3.000Kcal
          * Trong khẩu phần thức ăn của heo nái cần đầy đủ các loại vitamin và khoáng đa, vi lượng (ca, P), lysin, Methionin, muối ăn tương ứng là  0,7%; 0,6%; 0,5%; 0,31%; 0,5%.
          - Khẩu phần ăn cho heo nái chửa phải có ít nhất 9% chất xơ để tránh táo bón. Ngoài ra cần bổ sung thêm 25.000UI vitamim A và 80UI vitamin E /kg tă để heo nái bảo vệ tốt bào thai và giảm hội chứng viêm vú, viêm tử cung và sốt sữa (MMA) sau khi sinh.
 
3. Chăm sóc quản lý heo nái mang thai.   
Thườngxuyên làm mát và thông thoáng cho nái mang thai. Nhiệt độ thích hợp < 26oC.
- Theo dõi thể trạng (gầy hây mập) để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Nếu nái sau cai sữa quá gầy thì tăng lượng thức ăn sau khi phối 1 tháng.
- Sau khi phối giống đến 30 ngày thì không nên sáo trộn đàn nái (chuyển chuồng...).
- Kiểm tra lên giống lại (21 - 42 ngày) và phối giống lại kịp thời tránh lãng phí cám.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, thuốc phòng trị ghẻ.
- Trước khi đẻ 1 - 2 tuần tẩy nội và ngoại kí sinh trùng.
- Trước khi đẻ 1 tuần chuyển về khu nái chờ đẻ.
 
4. Một số vấn đề cần lưu ý heo nái chữa:
    - Tỷ lệ đậu thai có liên quan trực tiếp đến nhiệt độ chuồng nuôi và phương pháp cho ăn:
          + Giai đoạn chửa kỳ I: cho ăn quá nhiều nái mập mỡ, % thai và số con/ổ thấp.
          + Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao (>30oC) dẫn đến nái dễ sẩy thai.
     - Tỷ lệ loại thải nái cũng được tuyển chon trong giai đoạn nầy:
          + Nái không bầu >2 lần, lên giống lại nhiều lần (2 - 4 lần). Nên loại thải.
          + Nái bị viêm nhiễm đường sinh dục > 3 lần, loại thải.
          + Nái sẩy thai, khô thai nhiều lần, loại thải.
 
 
 


Theo Kỹ thuật nuôi heo - TTCGHG





TIN TỨC KHÁC :