Chăn nuôi
Một số mẹo nuôi heo nái siêu năng suất
Việc chọn giống và chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi phải chú trọng khi nuôi lợn nái năng suất. Sau đây là những chú ý mà người nuôi cần biết để có thể mang lại hiệu quả kinh tế.
Cách chọn chọn giống heo nái
Con giống đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đến năng suất con nái. Chọn con giống có các đặc điểm di truyền tốt. Ngoại hình cân đối, đòn dài, mỡ lưng mỏng, mông lớn, vai nở, bụng thon, khung xương vững chắc, không có dị tật, không bị bọc mủ, viêm khớp. Da, lông mướt mịn. Số vú 13 - 17, vú đều, khoảng cách giữa hai hàng vú ngắn lộ ra các núm vú, dễ cho con bú.
Con giống quyết định đến năng suất con nái - Ảnh: Xuân Trường
Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc heo nái
Để đạt hiệu quả trong nuôi lợn nái không những con giống tốt mà phần lớn quyết định còn nằm ở khâu chăm sóc nuôi dưỡng. Trong giai đoạn mang thai, không nên cho lợn nái ăn quá nhiều chất dinh dưỡng làm cho lợn nái quá béo. Hơn nữa, bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn nái trong giai đoạn này không có tác dụng đến khả năng tăng trưởng của lợn con. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh, nếu tăng thức ăn mỗi ngày trong 2 - 3 tuần cuối của thai kỳ 800 - 1.000 g sẽ góp phần cải thiện sức sống của lợn con, giúp tránh những vấn đề xảy ra trên lợn (xoắn ruột...). Ngoài ra, chế độ ăn của nái có bổ sung thêm axit amin sẽ làm tăng sản lượng sữa.
Dựa vào trọng lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng của lợn nái mà người nuôi nên có những điều chỉnh cụ thể về nhu cầu năng lượng và axit amin trong trong thời kỳ lợn mang thai (độ dày mỡ lưng tối ưu ở cuối thời gian mang thai là 21 mm hoặc 16 mm). Lượng thức ăn và chế độ bổ sung cho lợn nái theo từng giai đoạn như sau: Trước khi phối 10 - 14 ngày, tăng lượng thức ăn lên khoảng 2,7 - 3 kg/con/ngày để tăng số trứng rụng. Từ 15 - 60 kg, sử dụng khẩu phần ăn hỗn hợp chứa 18% protein thô và 3.000 Kcal/kg thức ăn. Giai đoạn 61 - 70 kg, sử dụng hỗn hợp thức ăn 15 - 16% protein thô, 2.900 - 3.000 Kcal/kg thức ăn và từ 70 kg trở lên là 14% protein thô, 2.900 Kcal/kg thức ăn. Với chế độ cho ăn như sau: Từ 20 - 30 kg cho ăn 4 bữa/ngày, 31 - 65 kg cho ăn 3 bữa/ngày và 2 bữa/ngày khi lợn từ 66 kg đến phối giống.
Cung cấp lipid sớm cho lợn mẹ thì sẽ cải thiện được tỷ lệ sơ sinh và trọng lượng của lợn con. Lợn mẹ sau khi sinh được cung cấp lipid có thể giúp giải quyết một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón cho lợn con (thông qua một hiệu ứng xà phòng hóa của axit béo không tiêu hóa trong đường tiêu hóa). Do thành phần axit béo của lợn con sơ sinh liên quan đến các axit béo trong thức ăn trong khoảng thời gian mang thai của lợn mẹ.
Theo các nghiên cứu, Omega 3 (chất béo chưa bão hòa) được cung cấp bởi dầu cá sẽ có tác dụng kéo dài thời gian mang thai, tránh hiện tượng đẻ non và tăng tỷ lệ sống cho lợn con. Lợn nái trong thời gian nuôi con khi ăn thức ăn được bổ sung chất béo thì trong sữa sẽ có hàm lượng chất béo cao do năng lượng của chất béo chủ yếu được chuyển đến tuyến vú.
Kiểm soát tốt nhiệt độ môi trường trong và ngoài chuồng nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu thức ăn của lợn. Với nhiệt độ < 250C sẽ duy trì được sản xuất sữa, nếu > 250C thì nên cung cấp lipid trong chế độ ăn của lợn nái. Các biện pháp này cần phải được thực hiện để ngăn chặn việc giảm ADG (Tăng trọng bình quân/ngày) của lợn con trước và sau khi cai sữa.
Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/tuần, rắc vôi xung quanh trại nuôi để diệt khuẩn. Tiến hành tắm cho lợn 1 - 2 lần/ngày bằng nước sạch, những ngày rét thì chải khô nhằm hạn chế các bệnh về da, tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất và tăng tính thèm ăn cho lợn.
Để giảm tỷ lệ chết ở lợn con theo mẹ, cần phải có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, chế độ cho ăn vào thời điểm trước và sau khi đẻ cho lợn nái một cách hợp lý và khoa học.
Người Chăn Nuôi

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó