Nông nghiệp

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa bao tử

Ngày đăng: 2016-04-07 08:18:47


Xử lý giống, làm bầu:

Theo anh Hùng và nhiều xã viên thì hạt giống để có độ nảy mầm cao, khi lấy về ngâm trong nước ấm khoảng 2 – 3 giờ sau đó vớt ra ủ vào giẻ ẩm, kiểm tra hạt nứt nanh thì tra vào bầu, đất làm bầu dưa tốt nhất là đất màu trộn với phân chuồng ủ mục. Khi cây có 2 lá thật mang ra ruộng trồng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa bao tử

 

Làm đất trồng dưa bao tử

Nên trồng dưa trên chân ruộng chủ động nước, cày bừa kỹ, thu nhặt tàn dư của cây trồng vụ trước để hạn chế sâu bệnh hại về sau này, luống trồng dưa thông thường rộng từ 1- 1,2m, cao 25-30cm.

 

Kỹ thuật trồng dưa bao tử

Mỗi luống trồng làm 2 hàng dọc, cây cách cây chừng 45cm, bổ hốc, dùng dao rạch túi bóng (nếu làm bầu bằng túi nilon), 1 sào trồng hết khoảng 950-1000 cây là vừa (mỗi hốc trồng 1 cây). Để có đủ dinh dưỡng, nhiều xã viên thừa nhận, mức đầu tư (tính cho 1 sào Bắc bộ): 350 – 450kg phân chuồng, 7 – 8kg đạm urê, 9 – 10 kg kali, 25 – 30kg lân. Bón lót 100% phân chuồng, lân và 20 – 30% lượng đạm, kali, số phân còn lại dùng để tưới thúc dần. Anh Hùng cho biết thêm, phân chuồng có thể bón thúc bổ sung vào giữa hàng để rễ ăn lan rộng, nhiều xã viên khác thì tưới nước phân chuồng hòa loãng cho cây cũng mang lại hiệu quả cao.

 

Cách chăm sóc dưa bao tử

Thường xuyên giữ ẩm nếu có điều kiện thì để nước trong 1/3 rãnh là tốt nhất, kết hợp xới xáo làm cỏ… Khi phát hiện dưa có tay leo thì cắm giàn theo kiểu chữ A, giằng néo làm nhiều tầng, dùng dây mềm buộc ngọn cây vào giàn vì lúc này tay leo còn yếu.
- Phòng trừ sâu bệnh: Công tác BVTV rất quan trọng quyết định năng suất, vì vậy cần tham khảo cán bộ kỹ thuật trên địa bàn hoặc đơn vị cung ứng nhằm phát hiện đúng, phòng trừ đúng, tiết kiệm chi phí thuốc BVTV đến mức cao nhất.


Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận





TIN TỨC KHÁC :