Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng nấm sò
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng nấm sò gồm các bước: xác định thời vụ, xử lý nguyên liệu trồng, chuẩn bị và đóng bịch cây giống, ươm giống và rạch bịch, chăm sóc và thu hái nấm
Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9 năm truớc tới tháng 3 năm sau.
1. Thời vụ
Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9 năm truớc tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thích hợp với nấm sò: đối với nhóm chịu lạnh 13 - 200C; nhóm chịu nhiệt 24 - 280C.
2. Xử lý nguyên liệu
* Nguyên liệu: Chủ yếu là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa,…lượng rơm rạ tối thiểu là 300 kg mới đủ nhiệt để ủ.
Xử lý nguyên liệu
- Làm ướt rơm rạ bằng nước vôi với tỷ lệ 4 kg vôi/1.000 lít nước. Ngâm rơm rạ trong nước vôi 15 - 20 phút rồi vớt ra để ráo nước. Ủ rơm bằng cách kê kệ ủ sao cho vuông vắn, có cọc ở giữa để thoát hơi, rải từng lớp rơm rạ lên kệ ủ rồi dẫm nhẹ, sau đó lấy nilon bọc xung quanh đống ủ để giữ nhiệt.
- Sau 3 ngày ủ rơm tiến hành đảo đống ủ, trong quá trình dỡ, cần kiểm tra độ ẩm đống ủ, nếu vắt nguyên liệu thấy nước chảy nhỏ giọt ướt vân tay là được. Nếu thấy khô, bổ sung nước trực tiếp vào rơm rạ, nếu ướt quá cần phơi rơm đến khi đảm bảo đủ độ rồi ủ lại như ban đầu.
- Ủ tiếp 3 ngày sau đó: Kiểm tra độ ẩm như lần 1, nếu đảm bảo yêu cầu thì đảo rơm rồi ủ lần 2. Sau 3 ngày dỡ đống ủ và băm rơm thành từng đoạn cỡ 10 – 15 cm rồi ủ lại. Hai ngày sau, kiểm tra lại đống ủ thấy rơm rạ đã chín đều và đủ độ ẩm thì tiến hành cấy giống. Nếu có điều kiện, hấp nguyên liệu trước rồi cấy giống trong phòng vô trùng sẽ hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh ở nấm.
3. Cấy giống
* Chuẩn bị:
- Túi nilon kích thước 30 x 45 cm, bông nút, nút, chun. Túi nilon phải được gấp đáy.
- Giống cấy: có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua, không có các đốm kì lạ.
* Đóng bịch, cấy giống:
- Cho nguyên liệu vào túi đã chuẩn bị, dùng tay dầm nhẹ rồi điều chỉnh lớp nguyên liệu đó dày 5 - 7 cm, sau đó rắc một lớp giống nấm xung quanh thành túi. Làm 3 lớp như vậy, lớp trên cùng rắc đều trên bề mặt (trừ khoảng miệng nút bông), sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun chặt nút bông.
- Yêu cầu: Bịch đã cấy giống căng tròn, độ nén vừa phải, trọng lượng của bịch 2,4 - 2,7 kg. Sau khi cấy giống, bịch giống đưa vào nhà ươm thoáng mát, sạch sẽ.
- Tỷ lệ cấy giống: 16 - 20 bịch/kg giống.
4. Ươm giống và rạch bịch
Sau khi cấy giống 20 - 25 ngày, kiểm tra để rạch bịch. Thấy sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch thì tiến hành rạch bịch. Rạch 6-8 đường dài 4 – 6 cm, các đường rạch đều và so le nhau.
5. Chăm sóc và thu hái
* Chăm sóc
Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày chưa cần tưới nước vào bịch. Khi thấy nấm mọc ra từ các vết rạch, tuỳ theo lượng nấm nhiều hay ít, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp (tưới nước dạng phun sương), tưới 4 - 6 lần/ngày.
* Tác nhân gây bệnh hại nấm
- Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày. Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.
- Nhiễm khuẩn: do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc quá trình tưới nước vào các vết rạch, do vệ sinh kém sau thu hái.
* Thu hái nấm
Thu hái nấm khi bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ, lưu ý phải hái hết phần gốc trên bịch nấm. Mỗi lứa thu hái 3 - 4 đợt. Sau mỗi đợt thu hái 3 - 4 ngày không tưới, khi thấy tại những vết rạch xuất hiện quả thể nấm mới tưới nước. Thời gian thu hái nấm khoảng 30 - 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên
Trích nguồn Trung tâm nguyên cưu KHKT Nông Vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó