Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng ớt trái mùa
Trồng ớt trái mùa: Ớt (Capsicum annum) là loại rau rất có giá ở Indonesia. Cho đến nay, việc trồng ớt ở Indonesia vẫn theo mùa, cho nên sản lượng và giá cả bị dao động rõ rệt trong năm.
Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản lượng hạ thấp vào mùa mưa. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình ổn giá cả, một hệ thống trồng ớt trái mùa đã được triển khai, bằng cách sử dụng plastic đen để phủ đất.
Khả năng thích ứng kỹ thuật
Kỹ thuật này sẽ thích ứng với mọi diện tích ruộng, từ nhỏ đến lớn.
Lợi thế kỹ thuật trồng ớt
Sản lượng ớt và giá cả sẽ ổn định suốt năm, thay vì dao động giữa thừa và thiếu, nông dân có được nguồn thu nhập thêm trong mùa khô.
Hạt giống
Hạt giống phải chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh. Những quả giống chín già phải có màu đỏ.
Những yêu cầu chăm bón
Đất phải xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá nhiều hàm lượng sét. Độ pH 5,5-6,8. Lượng nước vừa đủ, phải có rãnh thoát nước tốt.
Cây giống
Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống ươm trong các túi nhựa, hay trên các luống đất được làm kỹ.
Đất luống phải được don sạch cỏ, rác rưởi, và sau đó được cày bừa kỹ.
Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1-2m và cao 40-50cm. Được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu tương tự. Các mặt xung quanh để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống trồng.
Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25-30 ngày tuổi có thể đem ra trồng được.
Làm đất
Đất cần được dọn sạch và cày bừa. Nếu độ pH đất thấp, thì bón thêm dolomite hay vôi. Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2tấn/ha dolomite, phối hợp với phân trộn compost và chế phẩm phân bón cơ bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân (300kg/ha), SP36 (250-300kg/ha), và KCl (Kaliclorua) (250kg/ha). Cần phải làm luống cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh giữa luống rộng 40cm và sâu 20cm quanh luống.
Phủ plastic đen:
Khoảng 12 cuộn/ha. Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được).
Plastic được rải vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời bắt đầu gay gắt. Độ nóng sẽ làm co giãn chất nhựa cho nên nó dễ bị dão. Plastic nên được căng đều trên mặt luống với mặt ánh bạc hướng lên trên.
Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc chặt vào vị trí bằng các lạt tre. Chúng dài khoảng 40cm, được uống cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho các cạnh cách nhau 50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.
Trồng trọt
Mỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 70cm. Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn.
Bảo vệ
Cây giống bị chết hay sâu bệnh thì cần được thay thế. Nước tưới được bơm vào cho từng gốc cây.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây ớt:
Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại và dịch bệnh đều có thể kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp
Thu hoạch ớt và sau thu hoạch:
Sau 60-70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian này, chúng sẽ biến thành màu đỏ tươi.
Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí. Có thể dùng loại túi lưới. Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.Kỹ thuật trồng ớt trái mùa
Trang trại Việt Nam
Từ khóa: phương pháp trồng ớt trái mùa, kinh nghiệm trồng ớt trái mùa, mô hình trồng ớt trái mùa, vựa ớt, giống ớt trồng trái mùa, cơ sở sản xuất ớt, thu mua ớt trái, cung cấp ớt giống, trang trại sản xuất ớt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó