Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng rau cải cúc an toàn

Ngày đăng: 2016-11-10 16:09:00


Cách trồng rau cải cúc tại nhà cực kỳ đơn giản.Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà cho người mới bắt đầu.Tổng hợp những kỹ thuật trồng rau làm vườn

 

Thời vụ gieo trồng.

Ở vùng cao có thể gieo trồng quanh năm, tuy nhiên có 2 thời vụ chính:

– Vụ đông xuân:  Gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2-3.

– Vụ xuân hè: Gieo từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9.

 

Giống

– Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.

– Lượng giống: 2.500 – 3.000 gram/ha.

 

Làm đất, trồng cây

3.1. Kỹ thuật làm đất

– Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.

– Đất phù hợp cho cải cúc là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 5,5 – 6,5.

– Dọn sạch cỏ và tàn dư thực; Làm đất kỹ; lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng từ 1,0 – 1,2 m, bằng phẳng dễ thoát nước, tránh ngập úng khi gặp mưa. 3.2. Kỹ thuật gieo hạt.

– Gieo hạt chia làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống (có thể trộn hạt với đất bột hoặc mùn gieo cho đều). Gieo hạt xong phủ một lớp rơm rạ mục hoặc trấu mỏng, sau đó dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.

Tưới nước và chăm sóc

– Sau khi gieo đến khi mọc mỗi ngày tưới một lần đảm bảo đủ ẩm cho cây

– Sau khi cây mọc Thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt.

– Tỉa cây làm 02 đợt (khi cây được 2 – 3 lá thật và 4 – 5 lá thật), để cây với khoảng cách 5 – 7cm.

– Làm cỏ, xới xáo và loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

mô hình trồng rau cải cúc trong thùng xốp

Bón phân:

Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

Lượng bón và phương pháp bón như sau:

 

 

 

 

Loại phân Lượng bón Bón lót (%) Bón thúc (%) Ghi chú
(kg/ha) (kg/sào) Lần 1 Lần 2
Phân hữu cơ ủ hoai 5500 – 6000 200 100

– Thời gian bón thúc lần 1: Sau khi cây có từ 2-3 lá thật.

– Thời gian bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày (theo dõi cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê lần 2 khi cây có nhu cầu).

 

Phân hữu cơ vi sinh 700 – 850 25 – 30 50 50
Đạm  urê 30 – 50 1 – 2 50 50
Super lân 170 – 220 6 – 8 70 30
Kali clorua 90 – 110 3 – 4 50 50
NPK (5:10:3) 270 – 330 10 – 12 50 30 20

Chú ý:Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt;  đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch

 

Phòng trừ sâu bệnh

Biện pháp canh tác, thủ công

– Nên trồng luân canh với cây khác rau họ hoa Thập tự như Lúa nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

– Áp dụng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc, thối nhũn đem tiêu huỷ.

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV trừ sâu bệnh hại rau tại phần IV của quy trình này; áp dụng nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và  đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chú ý các đối tượng theo giai đoạn sinh trưởng của cây như:

– Giai đoạn sau gieo 5 – 15 ngày: Sâu khoang và bệnh thối gốc, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn phát triển thân lá: Sâu khoang, sâu xanh ăn lá.

– Giai đoạn 10 -15 ngày trước khi thu hoạch: Chú ý các đối tượng như: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang ….

 

Thu hoạch.

Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý không để dập nát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.


Theo CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT LÀO CAI





TIN TỨC KHÁC :