Nông nghiệp
Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cà chua C155
1. Nguồn gốc Giống cà chua C155:
Giống cà chua C155 là giống thuần được chọn lọc từ mẫu giống cà chua nhập nội mang mã số T.DA.15.5. Giống được công nhận là giống cây trồng mới năm 2010
2. Đặc tính nông học của giống cà chua C155
Giống cà chua C155, thời gian sinh trưởng 110-125 ngày, dạng hình thâm canhh, thân cứng, tán gọn, phân cành trung bình. Năng suất đạt 45-50 tấn/ha (vụ đông chính vụ), 40-45 tấn/ha (vụ sớm) và 30-35 tấn/ha (vụ xuân hè). Quả thuộc dạng tròn cao, chiều cao quả 5-6 cm, chỉ số dạng quả H/D = 1,2-1,3, khi chín có màu đỏ tươi, cùi dày, ít hạt, độ Brix 4,8-5,2% thích hợp ăn tươi và chế biến.
Giống cà chua C155 có khả năng chống chịu bệnh sương mai, héo xanh và virus khá
3. Kỹ thuật trồng kỹ thuật sản xuất cà chua C155
3.1. Thời vụ trồng cà chua C155
Vụ sớm: gieo hạt 25/8 trồng đầu tháng 9
Vụ chính: gieo hạt 10/9-25/9 trồng cuối tháng 9 và đầu tháng 10
Vụ xuân hè : gieo hạt 20/1 – 5/2 trồng tháng 02
3.2. Sản xuất cây con
Lượng hạt cho 1 ha: từ 250-300 gam.
Cây giống được sản xuất trong nhà lưới hoặc nhà có mái che.
Sản xuất cây con trong khay bầu, mật độ cây 357- 364 cây/m2, khoảng cách cây cách cây khoảng 4 đến 5 cm.
Giá thể gieo hạt: 50% đất phù sa + 35% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh và côn trùng trước khi sử dụng 5-10 ngày.
Kỹ thuật gieo hạt: gieo 1 hạt/bầu, hạt sau khi gieo phủ một lớp giá thể rất mỏng vừa che kín hạt và phủ lên trên một lớp trấu hoặc rơm rạ đã được chặt ngắn để giữ ẩm và chống trôi hạt khi tưới.
Tưới nước đủ ẩm, dỡ bỏ rơm rạ phủ sau khi cây mọc.
Trước khi trồng, cần hạn chế tưới nước khoảng 2-3 ngày cho cây cứng khoẻ, tuy nhiên cần tưới đẫm cho cây con trước khi nhổ 4-6 giờ để tránh đứt rễ. Trước khi trồng cần xử lý một số bệnh nấm bằng cách nhúng bộ rễ của cây giống vào trong dung dịch Benlat C pha loãng.
Tiêu chuẩn cây giống: Cây cao 8-10 cm, có 4-5 lá thật, thân cứng, mập, không bị sâu, bệnh hại.
3.3. Đất và làm đất trồng cà chua C155
Tốt nhất nên chọn chân đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, không bị ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm, đất có độ pH 5,5-7. Không trồng cà chua trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ cà như khoai tây, ớt, cà tím, cà chua... tốt nhất là luân canh cây trồng trước là cây lúa nước.
Luống trồng cà chua rộng 1,4-1,5m, lên cao 20-25cm. Mặt luống rộng khoảng 110cm, rãnh luống rộng khoảng 25-30cm. Xử lý đất trước khi trồng bằng các loại thuốc như Vibam 10H lượng dùng theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất thuốc.
3.4. Mật độ và khoảng cách trồng cà chua C155
Mật độ trồng trong vụ thu đông là 2,8- 3,2 vạn cây/ha, khoảng cách 75cm x 40 cm và vụ xuân hè trồng mật độ 3,2-3,5 vạn cây/ha, khoảng cách trồng 75cm x 35 cm
Trồng cây cà chua vào buổi chiều hoặc những ngày râm mát, không trồng cây trực tiếp vào chỗ có phân. Đặt cây con vào vị trí trồng, một tay giữ cây cho thẳng, tay kia vun đất nhỏ lấp vào, ấn nhẹ cho chặt rễ và giúp cây đứng thẳng.
3.5. Phân bón cà chua C155
* Lượng phân và cách bón: (lượng phân tính cho 1 ha)
TT |
Loại phân |
Tổng số Phân |
Bón lót |
Bón thúc |
||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
||||
1 |
Phân hữu cơ (tấn) |
10 |
10 |
|
|
|
2 |
Đạm urê (kg) |
350 |
|
80 |
170 |
100 |
3 |
Lân supe (kg) |
750 |
600 |
150 |
|
|
4 |
Kali sunfat (kg) |
300 |
|
60 |
170 |
70 |
5 |
Vôi bột (kg) (pH < 5,0) |
400 |
400 |
|
|
|
+ Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón phân hữu cơ, lân, vôi bột vào hốc (rạch), đảo đều với đất và lấp đất trước khi trồng 2 - 3 ngày.
+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày, kết hợp với vun đợt 1
+ Bón thúc lần 2 : Sau trồng 30 - 35 ngày, kết hợp với vun cao đợt 2
+ Bón thúc lần 3 : Sau khi thu quả lần đầu.
Trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém, bổ sung thêm phân NPK (16 : 16 : 8) pha loãng với nồng độ 5% tưới vào giữa luống
3.6. Chăm sóc
Luôn giữ ẩm cho cây, nhất là ở giai đoạn đầu và giai đoạn ra hoa kết quả. Trong giai đoạn này có thể áp dụng biện pháp tưới rãnh để giữ ẩm (chú ý không để nước đọng lại trong rãnh sau khi tưới).
Làm cỏ kết hợp vun gốc theo 2 đợt bón phân.
Phủ mặt luống trồng bằng màng phủ nông nghiệp màu đen hoặc rơm, rạ khô không có nấm bệnh. Phủ luống trước khi trồng để giữ ẩm cho đất, tránh cỏ dại, giữ nhiệt độ bề mặt ....
Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày cần phải làm giàn để chống đổ cho cây. Giàn cắm kiểu chữ A, hàng rào hoặc chữ nhân tuỳ theo tập quán của từng địa phương. Cắm giàn xong, dùng dây mềm buộc cây lên giàn theo hình số 8.
Thường xuyên bấm nhánh, tỉa cành cho cà chua, loại bỏ những nhánh vô hiệu, chỉ giữ lại 1-2 nhánh/thân (vụ thu đông) và 2 nhánh/thân chính (vụ xuân hè) các nhánh để lại là nhánh ngay dưới chùm hoa đầu.
3.7. Phòng trừ sâu bệnh cho cà chua C155
Cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM cho cà chua. Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non trong đất, luân canh với cây lúa nước, không trồng cà chua trên đất vụ trước đã trồng cây họ cà
a. Các loại bệnh hại chủ yếu:
Bệnh lở cổ rễ, và bệnh héo rũ ở cây con: Dùng thuốc VibenC BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Bệnh sương mai:(Phytophthora infestans) bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, như: lá, thân, quả. Bệnh hại chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Sử dụng các loại thuốc: Ridomil MZ 72 WP, Zineb 80WP, Boóc đô... để phun phòng và trừ.
Bệnh đốm lá: dùng các loại thuốc như Score 250 EC, Anvil 5 SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP để phun phòng và trừ.
b. Các loại sâu hại chủ yếu:
Sâu đục quả: Chỉ phòng, trừ loại sâu hại này khi chúng chưa đục vào quả. Dùng các loại thuốc như Decis, Sherpa 20EC, Sumicidin 20EC, Cymerin
Bọ trĩ: Phun bằng các loại thuốc Admire 500SC, Conidor 100sl, Baythroid 50sl.
Bọ phấn: Là tác nhân quan trọng truyền bệnh virus cho cà chua. Dùng Sherpa 20EC, Trebon 10EC, Karate 2,5 EC để phun .
Chú ý :Tuân thủ kỹ thuật, nồng độ và thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì. Không sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4D, hoặc hoá chất độc hại khác xử lý đậu quả cho cà chua.
3.8. Thu hoạch và bảo quản cà chua C155
Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để nâng cao chất lượng quả. Đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc.
Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả đạt tiêu chuẩn độ chín thương phẩm: vai quả và đỉnh quả có màu hồng phớt hoặc chín hoàn toàn. Thu hái nhẹ nhàng không để dập nát, xây sát, xếp (4 - 5 lớp quả) vào các thùng bằng nhựa hoặc gỗ kích thước: (40 x 50 x 30)cm, bảo quản trong kho mát sau đó vận chuyển tiêu thụ.
Tài liệu tham khảo.
1. Bộ Nông nghiệp - PTNT, Viện KHNN Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết Khoa học và công nghệ nông nghiệp 2001-2005, NXB Nông nghiệp - 2006.
2. Nguyễn Văn Hiển (2000), Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB giáo dục- 2000
3. Th.S. Đoàn Xuân Cảnh (2010), Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua C155. Báo cáo công nhận giống
3. Th.S. Đoàn Xuân Cảnh (2010), Báo cáo kết quả dự án SXTN: Hoàn thiện quy trình sản xuất giống và thâm canh cà chua C155, dưa chuột lai PC4 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Báo cáo tổng kết dụ án
5. AVRDC (1977), Proceedings of workshop on Pre- & Post & Harvest vegetable Technology in Asia, February 7-12,1997
6.AVRDC (2001), Asia vegetable Research and Development Center report 2001
Viện Khoa học Nông Lâm VN
Từ khóa: kỹ thuật trồng cây cà chua C155, phương pháp trồng cà chua C155, quy trình sản xuất giống cà chua C155, cung cấp giống cà chua C155, mua bán giống cà chua C155, hướng dẫn cách trồng cà chua C155
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó