Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 2)
Mấy năm nay nhiều người yêu cây cảnh và thích thưởng thức chè đều mong muốn tạo được một cây chè đắng trong chậu để vừa ngắm cây vừa được uống chè. Họ còn sắm những bộ đôn rất đẹp và chăm sóc cây rất tỷ mỉ. Khi cây cao 1m, mỗi lần có thể hái được vài lạng lá để thưởng thức
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 1)
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 3)
Các biện pháp Kỹthuật trồng chè đắng cao sản
Kỹ thuật trồng dày, lùn hoá
Chè đắng sống rất khoẻ, cành lá rậm rạp. Lợi dụng đặc điểm ưu thế đỉnh mạnh và thế sinh trưởng ở thời kỳ cây con, kết hợp với trồng theo kỹ thuật trồng dày, lùn hoá, có thể sớm nâng cao được năng suất trên đơn vị diện tích. Tác giả đã qua nhiều lần thực nghiệm, tổng kết được rằng: mùa xuân- hè cắt ngọn cây chè đắng đi thì có thể ra 40-50 mầm, nhiều nhất đến 58 mầm, hình thành khóm chè lớn, thu được năng suất cao, mỗi năm mầm ra 4-7 lần, thậm chí đến mùa đông vẫn bật mầm. Kỹ thuật trồng chè đắng cao sản được giới thiệu như sau :
Lựa chọn nơi trồng chính xác: Lựa chọn chính xác đất để lập vườn chè là rất quan trọng. Chè đắng kỵ gió, thích ẩm, thích phân. Đất để trồng chè nên chọn ở sườn đồi, núi thấp... Yêu cầu: tầng đất dày, phì nhiêu, ẩm, thoát nước tốt, đất pha cát, giàu mùn. Đồng thời phải gần nguồn nước để có thể tưới bổ sung, có điều kiện nên lắp đặt thiết bị tưới.
Chuẩn bị đất trồng: Đất ở sườn núi dốc thì đào thành những hố vẩy cá, ở sườn dốc thoải, đất bằng thì trồng dày theo từng băng, băng rộng 2,8 m chiều dài tuỳ thuộc thực tế mà định. Giữa băng để lại một đường đi nhỏ rộng 40cm, 2 bên mép trồng 2 hàng song song nanh sấu, cây cách cây 60cm, cách bờ băng 30-40cm. Như vậy phát huy hết năng lực của đất, đạt được yêu cầu trồng dày.
Chọn cây giống giâm hom to, khoẻ để trồng:Cây giống khoẻ là kỹ thuật quan trọng để có vườn chè năng suất cao, thu hoạch sớm. Yêu cầu là: trồng khi cây con cao 40-70cm, đường kính thân phần gần đất là 0,5 - 0,8cm, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh. Như vậy cây mới bén rễ nhanh, nẩy mầm nhiều, phân cành thấp, cây lùn, năng suất cao, có hiệu quả kinh tế trong thời gian dài.
Năm 1989 Lâm trường Tiểu Minh Sơn huyện Đại Tân đã làm thực nghiệm so sánh trồng cây thực sinh và cây từ giâm hom, trồng nanh sấu 2 hàng, tăng mật độ cây. Mùa xuân năm 1993 theo kết quả điều tra cho thấy trồng bằng cây giâm hom so với trồng cây thực sinh tăng 50%.
Năng suất và thế sinh trưởng của cây giâm hom và cây thực sinh 4 năm (Lâm trường Tiểu Minh Sơn)
Loại cây con |
Chiều cao cây (m) |
Vị trí phân cành (cm) |
Cành cấp 1 |
Cành cấp 4 |
Năng suất lá/năm (kg) |
Cây thực sinh |
3,5 |
42 |
19 |
613 |
1,37 |
Cây giâm hom |
3,5 |
15 |
39 |
1.234 |
2,76 |
Tỷ lệ tăng |
|
|
|
50% |
50% |
Thực nghiệm chỉ rõ: dùng cây giống giâm hom to khoẻ để trồng so với trồng bằng cây giống thực sinh năng suất tăng gấp đôi, ở cây chè non tuổi, hai mùa xuân, hè bón đủ phân, đủ nước, một tháng có thể ra mầm 2-3 lần, năng suất tăng rõ rệt.
Áp dụng kỹ thuật hái tạo tán hợp lý: Chè đắng cần hái đúng lúc, đúng lượng. Hái quá non búp chè nát và hao tổn nhiều, năng suất thấp. Hái quá già ảnh hưởng đến chất lượng lá chè và lần hái tiếp theo. Mầm dài hái được nhiều, khi hái một ngọn giữ lại 2-3 lá. Mầm ngắn hái được ít. Ngọn cao hái được nhiều, ngọn thấp hái được ít. Mầm to khoẻ hái mạnh, thúc đẩy cành ở cả bốn phía phát triển cân đối, không tạo thành tán lệch. Thời gian hái là lúc lá non màu xanh nhạt, 1 búp và 4-5 phiến lá. Chú ý chăm sóc, bồi dưỡng kết cấu tán cây và chuẩn bị cho lần hái sau cũng là điều kiện để hái được nhiều lứa, thu được năng suất cao.
Kỹ thuật trồng cây trong chậu
Mấy năm nay nhiều người yêu cây cảnh và thích thưởng thức chè đều mong muốn tạo được một cây chè đắng trong chậu để vừa ngắm cây vừa được uống chè. Họ còn sắm những bộ đôn rất đẹp và chăm sóc cây rất tỷ mỉ. Khi cây cao 1m, mỗi lần có thể hái được vài lạng lá để thưởng thức.
Được gây trồng trong chậu với một không gian sống nhỏ gọn có thể thoả mãn nhu cầu nước và dinh dưỡng nên cây thường rất xanh tươi, ngoài ra có thể tạo dáng cầu kỳ theo ý thích, thành tầng, thành tháp, và bầy ngoài ban công tạo nên cảnh trí hết sức tao nhã. Kỹ thuật trồng cây trong chậu gồm những điểm chính sau đây.
Chọn chậu:Có thể dùng chậu sứ, chậu sành, chậu ximăng, nhưng phần lớn thường dùng chậu sành, cũng có thể dùng vại sành có lỗ thoát nước, cao 40 -70cm, đường kính 40 - 60cm. Chậu cần đủ lớn để chứa đất, nước và phân bón, đảm bảo cho bộ rễ phát triển đầy đủ và cành lá tốt tươi.
Chọn đất:Đất dùng cho trồng chè đắng cần có độ thông thoáng cao, giữ nước tốt, nên chọn đất thịt nhẹ. Tầng đáy nên lót cát thô, tầng giữa và tầng trên nên dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ, sàng tuyển hoặc trộn đất ở tầng đất màu 50% với 20% phân chuồng mục, 10% đất hun và 20% cát mịn.
Trồng cây: Chè đắng khó trồng rễ trần, nói chung nên tạo cây có bầu. Khi trồng cần mở 1 hố vừa phải, đủ sâu để có thể lấp kín mặt bầu, nhẹ nhàng bóc bỏ vỏ bầu, lấp đất từng phần lèn chặt rồi lại lấp tiếp và lèn tiếp. Trên cùng phủ 1 lớp đất tơi xốp rồi tưới nước đủ đẫm lần đầu. Nếu trời khô nóng cần căng lưới che râm hoặc chuyển vào chỗ râm mát, khi cây đã bén rễ và bắt đầu sinh trưởng mới đặt vào vị trí định trước.
Chăm sóc quản lý: Chú ý đảm bảo cân bằng thu chi nước, đảm bảo đủ ẩm, không để cây héo. Tuy nhiên cũng không thể tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ, cũng cần chú trọng xới đất, không để kết váng, đảm bảo đất luôn thông thoáng.
Trong việc bón phân, bón đạm là quan trọng nhất, sau đó là kali và lân, tốt nhất là bón phân hữu cơ giàu mùn như phân chuồng, khô dầu, phân chim... Phân hữu cơ hoai mục, bón theo định kỳ, định lượng.
Sau khi chè đắng bén rễ và vươn cao, cần bấm ngọn thúc cành, tạo tán theo yêu cầu tạo dáng.
Sâu bệnh hại và phương pháp phòng trừ
Các bệnh thường gặp:
ü Bệnh thán thư:Nấm gây bệnh thán thư thường phát triển mạnh trên lá và cành nhưng mạnh nhất là trên lá. Phòng trừ bằng dung dịch Boóc-đô 1% hoặc Đa khuẩn linh hàm lượng 50% pha loãng 500 lần.
ü Bệnh thối rễ:Biểu hiện thường thấy là cành, lá khô héo, bộ rễ thối rữa. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị chặt, đọng nước, rễ ngạt thở mà chết, cũng có thể do khuẩn lưỡi liềm xâm nhiễm. Cần làm rõ nguyên nhân rồi tìm cách phòng trừ. Nếu do ngạt thở mà chết cần tiêu nước, xới xáo đất. Nếu do nấm bệnh cần phải phun thuốc diệt trừ. Nếu nấm bệnh mới phát cần dùng Phoóc malin 40% pha loãng 20-40 lần tưới vào đất rồi phủ nilon trong 24 giờ, khoảng 10 ngày sau tưới lại một lần. Cũng có thể tưới bằng thuốc tím nồng độ 0,1% và không tưới thêm nước trong 24 giờ.
ü Bệnh chết khô:Do một số loại nấm gây ra, thường gặp ở thời kỳ cây con, biểu hiện thường gặp là khô ngọn, khô cành, héo lá, khô chết nửa cây hoặc cả cây. Nếu mới phát bệnh có thể dùng Boóc-đô 0.5- 0.7% hoặc thuốc bột Top-sin 50% pha loãng 1.000 lần.
ü Bệnh muội đen:Nấm bệnh đầu tiên sống bám vào phân và các chất bài tiết của côn trùng, nhất là các loại bọ cánh trùng, sau đó xâm nhập vào cây. Sau khi phát triển, nấm bệnh tạo nên lớp phủ rất giống bồ hóng trên mặt lá và cành chè đắng.
Cách phòng trừ , nói chung cần giữ cho vườn chè đắng luôn thông thoáng, không nên quá kín gió, thuốc phòng trừ chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu, trừ dệp.
ü Bệnh sùi gốc:Thường phá bộ rễ cây con nhân bằng hom, đặc biệt rất hay xuất hiện trên vết cắt hom. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm. Giải pháp phòng trừ chủ yếu là phải thanh lý cây bệnh bằng phương pháp đốt, thanh trùng đất bằng vôi bột, với cây bị nghi là nhiễm bệnh cần xử lý 10 phút bằng dung dịch nhũ vôi 20%.
ü Bệnh khô mắt:Mắt lá khô chết, thường phát bệnh vào mùa xuân đúng kỳ thu hoạch rộ, cố gắng phát hiện sớm để phòng trị từ tiền kỳ phát bệnh bằng Top-sin hàm lượng 50 % pha loãng 1.000 lần hoặc Đa khuẩn linh hàm lượng 50% pha loãng 1.000 lần.
Sâu hại thường gặp (tóm tắt):
ü Kiến:Thường gặp là kiến đỏ, kiến vàng, ngoài việc tha hết hạt giống, còn gây hại nghiêm trọng qua việc gặm gốc, gặm rễ, thậm trí làm cho cây chết, nhiều khi cây cao 1m vẫn bị huỷ diệt.
Cần quan tâm phòng trị trong giai đoạn vườn ươm và thời kỳ mới trồng. Nếu phát hiện thấy đàn kiến, cần đào rãnh quanh luống hoặc quanh gốc cây, rãnh sâu 6-10cm, dùng hỗn hợp 1 cát +1 vôi bỏ vào rãnh.
ü Các loại nhện, rệp...nếu thấy kiến đen bu bám vào thời kỳ phát lộc thì thường là có bọ cánh trùng, loại này ảnh hưỏng rất lớn đến sinh trưởng chồi và lá. Có thể dùng dầu gội đầu pha loãng 1.000 lần để phun phòng.
Trích nguồn: Kỹ thuật trồng chè cao sản
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó