Nông nghiệp

Tết Kỷ Hợi 2019: Lão nông Đồng Tháp bán một nghìn chậu lúa màu tím

Ngày đăng: 2019-01-31 07:10:57


Sau nhiều năm tìm tòi, sưu tầm và trồng thử nghiệm, một lão nông ở Đồng Tháp đã có được khoảng một nghìn chậu lúa tím nhìn rất lạ mắt.

 
 

Lão nông trên tên là Trần Văn Tiếp - chủ nhiệm Hội quán "Tôi yêu màu tím" (xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).

tet ky hoi 2019: lao nong dong thap ban mot nghin chau lua mau tim hinh anh 1

tet ky hoi 2019: lao nong dong thap ban mot nghin chau lua mau tim hinh anh 2

Một nghìn chậu lúa tím của ông Tiếp

Ông Tiếp cho biết, sau thời gian dài tìm tòi, sưu tầm và nhiều lần trồng thử nghiệm, hiện ông đã có "trong tay" một nghìn chậu lúa tím.

"Do bản thân thích màu tím và cũng muốn tìm tòi những thứ mới lạ để bán ra thị trường nên tôi đã cố công tìm tòi và sưu tầm được loại lúa này. Đây là loại lúa hiếm, có thể làm kiểng nên tôi cho vào các chậu để dưỡng" - ông Tiếp nói.

tet ky hoi 2019: lao nong dong thap ban mot nghin chau lua mau tim hinh anh 3

Cả thân, lá và bông cây lúa đều có màu tím

Theo ông Tiếp, giống lúa này có xuất xứ từ Nhật Bản, theo đó cả thân, lá và bông (lúc mới trổ sẽ có màu xanh sau đó chuyển dần sang màu tím) đều có màu tím. Ngoài ra, bông lúa còn có hương thơm rất dễ chịu.

Được biết, số chậu nhỏ đã có người đặt hàng, ông Tiếp bán với giá 50.000 đồng/chậu còn những chậu lớn có giá 150.000 đồng/chậu.

Dịp Tết không phải là thời vụ lúa chín ở Đồng Tháp, vì vậy để cây lúa có bông vào thời gian này ông Tiếp phải chăm sóc rất công phu, đặc biệt là công đoạn đưa cây lúa vào chậu, cấp nước và phân bón hợp lý.

Ông Tiếp chia sẻ: "Để chậu lúa tím kiểng ra bông tươi đẹp trong những ngày Tết, mỗi ngày, tôi phải tưới nước từ 2 đến 3 lần đến khi lúa gần chín hạt mới ngưng tưới".

Ông Tiếp cho biết, ông đặc biệt thích màu tím, vì vậy nhiều thứ liên quan đến cuộc sống của ông đều là màu tím. Cụ thể như căn nhà anh sơn màu tím, áo thun màu tím, ốp lưng điện thoại màu tím, đôi dép lê màu tím, trồng các loại hoa mùa tím,... Khi Bí thư tỉnh Đồng Tháp ông Lê Minh Hoan phát động người dân thành lập hội quán để nông dân sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ông Tiếp đã thành lập được một Hội quán với tên "Hội quán yêu màu tím".

 


Theo Huỳnh Xây / Dân Việt





TIN TỨC KHÁC :