Hướng dẫn cách trồng chăm sóc tạo dáng làm cảnh bonsai cho cây si - cây xanh

Ngày đăng: 2016-09-01 14:47:44


Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ lòng thòng. Người ta thường dùng cây si làm cây bonsai. Nó rất dễ trồng. Cành nhánh đem dâm đều sống, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước nó cũng sống.

Vì lá si hơi to nên làm cây bonsai, chỉ thích hợp cho cây cỡ trung hoặc đại. Ít thích hợp cho cây nhỏ để trên bàn. Cây si thường được trồng trên bể cá, nó bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp.


Hướng dẫn cách trồng chăm sóc tạo dáng làm cảnh bonsai cho cây si - cây xanh


Có lẽ người ta thích trồng cây sanh làm cây bon sai hơn cây si, vì lá nó đẹp hơn và trái nó cũng khá đẹp. Cây sanh có nhiều loại, nếu trồng làm cây bon sai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn. Sanh và si có nhiều đặt tính giống nhau. Tất cả các đặt tính nói trên đối với si đều có đối với sanh.


Hướng dẫn cách trồng chăm sóc tạo dáng làm cảnh bonsai cho cây si - cây xanh


Hai cây này đều dễ trồng, mau lớn, ít bệnh. Chúng thường gặp bệnh quăn lá, thường người ta ít khi phun thuốc mà chỉ cắt lá sâu bệnh vứt đi mà thôi. Cành sanh và si dẻo, dễ uốn. Gần tết người ta thường lặt lá trước tết khoảng hơn một tháng, chúng sẽ ra lá non rất đẹp.

Cây sanh và si dễ tính, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư.
Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân.


Hướng dẫn cách trồng chăm sóc tạo dáng làm cảnh bonsai cho cây si - cây xanh


Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

 

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

 

Kỹ thuật nhân giống cây bonsai

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

Muốn nhân giống sanh bằng hạt ta làm như sau:

1. Chuẩn bị đất gieo hạt

Sạch cỏ dại, nhỏ mịn, thoát nước tốt ( đất có nhiều mùn là tốt nhất)

2. Chuẩn bị hạt giống.

Chọn quả chín đỏ ( có loại chín vàng) mềm. Bỏ vào chậu nước bóp nát đãi lấy hạt gieo ngay ( bước này rất quan trọng, nếu để quả kém tươi đi mới lấy hạt gieo là tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao).

3.Cách gieo hạt.

Làm luống rộng chừng 60 cm, cao khoảng 10 cm, dài tùy vị trí khu vườn luống phải đảm bảo thoát nước tốt. Hoặc nên gieo vào khay (có lỗ thoát nước)

Gieo: khoảng cách hạt cách hạt 5 cm x 5 cm, gieo xong không cần lấp đất.
Giữ ẩm cho luống, nếu tưới thì nên tưới bằng bình phun nước thông dụng. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây ( nên che bằng túi bóng kính).

Khoảng 5 – 7 ngày ( tùy nhiệt độ, thời tiết) hạt sẽ nảy mầm.

Khi cây có 4-5 lá thật, có thể đưa cây ra trồng ( ra cây) vào luống chính. Cách làm: dùng bay nhỏ nhẹ nhàng gỡ cây ra khỏi luống và trồng với khoảng cách thưa hơn (20 cm x 20 cm), khi cây mới trồng, chú ý che nắng, che mưa cho cây.


Cây ra luống trồng được khoảng 1 năm thì đã có thể trồng vào chậu, trồng ra vườn và bắt đầu tạo dáng. Sau một năm cây trồng đã có chiều cao trung bình là 45-60cm.

Cây trồng từ hạt sẽ có sức sống rất mãnh liệt, có tuổi thọ rất cao, hơn nữa việc tạo dáng uốn sửa bộ rễ được tiến hành từ rất sớm nên mọi người đều thích
( * Lưu ý là sau mỗi lần trồng, cố gắng rãi đều bộ rễ cây ra nhiều hướng cho đẹp. )

Muốn nhân giống cây si bạn có thể áp dụng nhiều cách như chiết cành, giâm hom… Tuy nhiên, để tạo được nhiều cây giống bạn nên áp dụng cách giâm hom. Cách làm như sau:

Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom. Nhớ là vết cắt phải hơi xéo một chút, sắc gọn và tuyệt đối không được làm bầm giập chỗ vết cắt. Chờ cho vết cắt hơi khô nhựa là có thể đem giâm hom vào bầu đất. Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục. Cho chất liệu này vào những bao nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.

Giâm xong, xếp bầu giâm thành luống rộng khoảng 1m để tiện cho việc đi lại chăm sóc, tưới nước sau này. 10 ngày sau khi giâm, tưới nước mỗi ngày hai lần. Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (khi cây giống ra nhiều cành phụ và cao khoảng 25-30cm) là có thể đem cây giống trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn tùy theo ý thích và điều kiện của bạn.

Trên cây hom giống, khi cắt cành đem giâm thì đoạn bên trong chỗ cành vừa được cắt đã có sẵn 4-5 tược nhỏ, chờ khoảng 2 tháng sau, khi những tược nhỏ này phát triển thành cành dài 50-60cm thì lại cắt ngọn đem giâm. Tiếp tục như vậy, chỉ vài tháng bạn sẽ có rất nhiều cây giống.

Kỹ thuật trồng:

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to.
Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:
*Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

 

Tạo tán cho cây bonsai

       -Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

       -Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

       -Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Gợi ý: để có thể trồng cây một cách khoa học và chính xác các bạn cần tìm hiểu thêm các loại sau


Theo Sài gòn hoa





TIN TỨC KHÁC :