Phòng trừ bệnh vàng lá (Greening) trên cây có múi

Ngày đăng: 2015-12-22 09:23:05


Hiện nay, giá mủ cao su xuống thấp nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đang chuyển hướng sang trồng cây ăn trái như: Cây xoài, măng cụt, sầu riêng và đặc biệt là cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi,…).Tuy nhiên để cây có múi sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất ổn định qua các năm thì phải phòng chống được bệnh vàng lá (Greening) bởi tất cả các giống cây có múi đều bị nhiễm loại bệnh này và bệnh mang tính huỷ diệt cao, lây lan nhanh.

 

Phòng trừ bệnh vàng lá (Greening) trên cây có múi

Bệnh vàng lá (Greening) trên cây có múi

Bệnh vàng lá greening hay còn gọi là bệnh vàng lá gân xanh (tiếng Anh: Citrus Vein Phloem Degeneration, viết tắt CVPD và hiện được các nhà khoa học gọi là bệnh Huanglongbin) là bệnh phổ biến của các loài thực vật thuộc chi Cam chanh do vi khuẩn Gram-âm chưa rõ đặc tính Candidatus Liberibacter spp. tấn công mạch dẫn của cây, lây lan qua mắt ghép.

 

1. Phân bổ và lịch sử của bệnh

Bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 và được công bố tại Trung Quốc năm 1943tại đây bệnh có tên gọi hoàng long bệnh nghĩa là "bệnh rồng vàng". Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh này năm 1951.

Châu Phi công bố trường hợp đầu tiên năm 1947 tại Nam Phinơi mà dịch bệnh vẫn còn lan rộng.

Bệnh phổ biến chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu ÁHầu hất các vùng trồng các loài cây cam chanh tại châu Á đều nhiễm phải, trừ Nhật Bản.

Bệnh vàng lá gân xanh đã ảnh hưởng lớn tới mùa màng tại Trung QuốcĐài LoanẤn Độ, Sri LankaMalaysiaIndonesia, Myanma, Philippines, Pakistan, Thái Lan, quần đảo Ryukyu,Nepal, Réunion, Mauritius, và Afghanistan. Các khu vực ngoài châu Á cũng từng công bố có bệnh: Ả Rập Saudi, Brasil và, Florida (Hoa Kỳ) kể từ năm 1998.

 

2. Tác nhân gây bệnh

Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn dòng Châu á Candidatus Liberibacter asiaticus và vi khuẩn dòng Châu phi Candidatus Liberibacter africanus. Ở Việt Nam do Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra. Vi khuẩn này có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm, đường kính 0,15-0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm.

Bệnh lây lan qua 2 con đường là:

- Nhân giống vô tính (chiết, ghép): Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây.

- Môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh: Nếu chúng chích trên cây bị bệnh Greening thì trong bao tử và nước bọt của chúng có chứa sẵn vi khuẩn Liberobacter asiaticus nên khi chúng bơm nước bọt để làm lỏng nhựa cây cho dễ hút và từ đó truyền bệnh cho cây lành .

 

3. Triệu chứng của bệnh vàng lá

- Trên lá: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh. Trên lá già, lá bị dày lên, nhám, gân lồi, sần sùi và hóa bần (nâu đen).

- Trên quả: Quả nhỏ hơn bình thường, méo, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.

- Trên rễ: Khi cây bị bệnh hệ thống rễ cây bị thối nhiều, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện trên cả vườn

Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá greening.

Phòng trừ bệnh vàng lá (Greening) trên cây có múi

Thiên địch trên vườn cây có múi (Kiến vàng và ong ký sinh)

 

4. Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá

- Biện pháp giống

+ Không nên sử dụng cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc;

+ Chọn cây giống trồng phải là cây sạch bệnh sản xuất qua vi ghép đỉnh sinh trưởng, được nhân trong nhà lưới hai cửa và phải được chứng nhận. Tuy nhiên đây chỉ là cây sạch bệnh, chứ không phải là cây kháng bệnh, nên ta phải thực hiện các biện pháp khác sau đây thì mới mang lại hiệu quả.

- Biện pháp dự báo và môi trường

+ Sử dụng bẫy màu vàng: Bẫy màu có khả năng thu hút rầy trưởng thành vào bẫy, mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây và mưa;

+ Không trồng cây sạch bệnh trong ổ dịch không được cách ly;

- Biện pháp cơ giới và canh tác:

+ Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện sự gây hại của bệnh;

+ Đốn bỏ cây bệnh để loại bỏ mầm bệnh trong vườn. Phun thuốc trừ rầy trước khi nhổ bỏ những cây có triệu chứng bệnh và những cây bị nhiễm qua giám định, tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây sang cây khỏe;

+ Đối với gốc ghép mạnh, đọt non có thể ra nhiều, cần tỉa bớt đọt non, chỉ chừa lại 2-3 chồi;

+ Khử trùng các dụng cụ cắt tỉa  trước khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh sự lây nhiễm.

+ Tỉa cắt cành, bón phân giúp điều khiển các đợt ra đọt non tập trung từ 3-4 đợt/năm để có thể quản lý sự xuất hiện của rầy trong vườn;

Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự tái xâm nhiễm của Rầy chổng cánh từ nơi khác đến;

Không nên trồng các loại cây hấp dẫn họ cam quýt như Nguyệt Quế, Cần Thăng, Kim Quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống;

+ Trồng xen: Nên trồng ổi xen trong vườn cam, ổi trồng trước cam sành 6 tháng nhằm xua đuổi rầy chổng cánh ngay khi cây cam mới được trồng.

- Biện pháp sinh học

+ Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh: các loài ong kí sinh (Tamarixia radiata vàDiaphorencyrtus aligarhensis), kiến vàng, bọ rùa cần được bảo vệ. Khi mật số thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật số của rầy chổng cánh. Luôn phiên sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc đúng cách để bảo vệ thiên địch. Nếu có điều kiện, nuôi và phóng thích các loài thiên địch trong vườn;

+ Trồng cây "bẫy": Rầy chổng cánh có ký chủ ưa thích nhất là cây Nguyệt quế (Murraya paniculata), do đó có thể trồng cây này ở các góc vườn để làm bẫy cây thu hút rầy và dùng thuốc xịt trên cây để phòng trị rầy.

- Biện pháp hóa học

Khi mật số cao trong các tháng mùa khô,  cần xử lý bằng các loại thuốc hoá học từ 6-7 lần. Thuốc có thể sử dụng để trừ rầy như Confidor (8ml/ bình 8 lít), Admire 050EC 8ml/bình 8lít hay 5ml Basssa 50EC + 20ml DC Tron Plus hay SK Enpray 99/bình 8 lít  vào các đợt lá non của cây.

Thái Bình - SNPTNN - Bình Long

 






TIN TỨC KHÁC :