Chùm ảnh: Nhộn nhịp mùa thu hoạch cam ở Tuyên Quang

Ngày đăng: 2017-01-10 14:04:36


Tuyên Quang hiện có trên 5.000 ha cam sành tập trung chủ yếu ở 13 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã ở huyện Chiêm Hóa.

  Đang vào vụ thu hoạch rộ, vùng cam ở Tuyên Quang nhộn nhịp mua bán.

Đang vào vụ thu hoạch rộ, vùng cam ở Tuyên Quang nhộn nhịp mua bán.

  Hơn 50% sản lượng cam sành ở Tuyên Quang đã được thu hoạch sớm phục vụ thị trường miền Nam.

Hơn 50% sản lượng cam sành ở Tuyên Quang đã được thu hoạch sớm phục vụ thị trường miền Nam.

  Hiện tại, cam sành đã chín, người tiêu dùng phía Nam chưa biết đến loại cam có màu vàng sậm, cam sành Tuyên Quang chuyển ra tiêu thụ ở miền Bắc và miền Trung.

Hiện tại, cam sành đã chín, người tiêu dùng phía Nam chưa biết đến loại cam có màu vàng sậm, cam sành Tuyên Quang chuyển ra tiêu thụ ở miền Bắc và miền Trung.

  Theo Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), niên vụ 2016 – 2017 năm suất cam sành tăng trên 13% so với vụ trước.

Theo Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), niên vụ 2016 – 2017 năm suất cam sành tăng trên 13% so với vụ trước.

  Tuyên Quang hiện có trên 5.000 ha cam sành tập trung chủ yếu ở 13 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã ở huyện Chiêm Hóa.

Tuyên Quang hiện có trên 5.000 ha cam sành tập trung chủ yếu ở 13 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã ở huyện Chiêm Hóa.

  Thời tiết năm vừa qua không thuận lợi nhưng năng suất và sản lượng của cây cam vẫn đạt do trình độ canh tác ngày càng cao của người nông dân.

Thời tiết năm vừa qua không thuận lợi nhưng năng suất và sản lượng của cây cam vẫn đạt do trình độ canh tác ngày càng cao của người nông dân.

  Từ khi được xây dựng thương hiệu năm 2007, các hộ trồng cam ở Tuyên Quang đã canh tác theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, đã có trên 74 ha được cấp chứng chỉ VietGAP.

Từ khi được xây dựng thương hiệu năm 2007, các hộ trồng cam ở Tuyên Quang đã canh tác theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, đã có trên 74 ha được cấp chứng chỉ VietGAP.

  Cây cam sành bắt đầu được trồng đại trà ở Tuyên Quang khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước và trở thành cây làm giàu của người dân Tuyên Quang.

Cây cam sành bắt đầu được trồng đại trà ở Tuyên Quang khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước và trở thành cây làm giàu của người dân Tuyên Quang.

  Vườn cam của gia đình chị Trần Thị Hương ở thôn 1 – Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên cho thu hoạch trên 100 tấn quả mỗi năm.

Vườn cam của gia đình chị Trần Thị Hương ở thôn 1 – Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên cho thu hoạch trên 100 tấn quả mỗi năm.

  Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch bổ sung trên 3.900 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành với quy mô diện tích trên 6.800 ha.

Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch bổ sung trên 3.900 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành với quy mô diện tích trên 6.800 ha.

  Chủ trương của Tuyên Quang là không phát triển “nóng” về diện tích mà tập trung nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cam sành.

Chủ trương của Tuyên Quang là không phát triển “nóng” về diện tích mà tập trung nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cam sành.

  Phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích cam ở Tuyên Quang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích cam ở Tuyên Quang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

  Sản phẩm Cam sành Hàm Yên đã trở thành 1 trong 50 loại quả ngon nhất Việt Nam, Top 10 thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam từ năm 2013.

Sản phẩm Cam sành Hàm Yên đã trở thành 1 trong 50 loại quả ngon nhất Việt Nam, Top 10 thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam từ năm 2013.

  Chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ người trồng cam tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Nam và xuất khẩu.

Chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ người trồng cam tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường các tỉnh phía Nam và xuất khẩu.


Theo CTV Vũ Tuấn / VOV





TIN TỨC KHÁC :