Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn cho thỏ (Cẩm nang chăn nuôi thỏ Phần 4)

Ngày đăng: 2016-04-19 09:20:35


Thức ăn cho thỏ gồm có 2 nhóm: nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhưng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử dụng với khối lượng rất nhỏ.

Thỏ là loài gia súc có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, sử dụng tốt các loại rau, củ quả và các phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn tinh bột, đạm, khoáng, sinh tố ở dạng premix hoặc ở dạng thức ăn giàu chất dinh dưỡng đó. Điều quan trọng là phải biết phối hợp tốt khẩu phần thức ăn cho thỏ theo nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển của thỏ.


I. Thành phần dinh dưỡng cho thỏ nuôi

   Cũng như các loại gia súc khác, thỏ cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, như: 

1. Chất bột đường (tinh bột)

   Có nhiều trong các thức ăn hạt như lúa, bắp, khoai mì,… Các chất này trong quá trình phân hóa sẽ được phân giải thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Đối với thỏ giai đoạn vỗ béo cần tăng dần lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần; thỏ hậu bị phải khống chế lượng thức ăn tinh để tránh làm thỏ mập dẫn đến vô sinh; đối với thỏ nuôi con cần  tăng lượng thức ăn tinh bột trong vòng 20 ngày đầu vì trong giai đoạn này thỏ mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải tiết sữa nuôi con sau đó nhu cầu tinh bột cần ít hơn.

2. Chất đạm 

   Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Thỏ mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nếu thiếu chất đạm thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Thỏ sau cai sữa nếu thiếu đạm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ bệnh.

3. Chất xơ

   Là yêu cầu thiết yếu trong khẩu phần thức ăn nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý tiêu hóa bình thường của thỏ. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần không được thấp hơn 8%, hoặc cao hơn 16% nếu không sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu từ cỏ, các loại rau trong tự nhiên như rau lang, rau muống, bìm bìm,… Có thể tận dụng các phụ phẩm từ rau, củ như lá bông cải, ngọn cà rốt,… làm thức ăn cho thỏ rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý thức ăn rau xanh cần phải rửa sạch và làm giảm lượng nước chứa trong rau (phơi ở trong mát) trước khi cho ăn đề phòng rối loạn tiêu hóa.

4. Vitamin (sinh tố) 

   Quan trọng nhất là các loại vitamin A, B, D và E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh lý sinh sản, Thỏ con chậm lớn, dễ bệnh. Thiếu vitamin E, thai phát triển kém, thỏ con dễ chết lúc sơ sinh; Thỏ đực giống không hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỷ lệ đậu thai thấp. Vitamin B và D rất quan trọng đối với thỏ giai đoạn sau cai sữa và vỗ béo.

5. Các chất khoáng

   Cũng khá quan trọng như đối với các loại gia súc khác. Nếu thiếu Canxi, Phospho thì thỏ con còi cọc, chậm lớn; thỏ giống sinh sản kém, hay bị chết thai.

6. Nước uống 

   Thỏ ăn nhiều rau củ quả nên lượng nước uống không nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và mát. Nên thiết kế hệ thống cung cấp nước uống tự động để cho thỏ uống tự do.
Khẩu phần thức ăn cho thỏ có thể tham khảo ở bảng sau:

Loại thỏ

Các loại thức ăn (g/ con/ ngày)

Hỗn hợp

Thô xanh

Củ quả

TĂ khác

0,5 – 1 kg

20 – 30

60 – 130

20 – 45

10 – 15

1 – 2 kg

70 – 120

200 – 300

25 – 50

25 – 35

2 – 3 kg

120 – 150

300 – 400

70 – 100

30 – 40

Nái mang thai

150 – 200

450 – 500

150 – 200

50

Nái nuôi con

200 - 250

600 - 800

200 - 300

70 - 100

(Nguồn: Tài liệu Kỹ Thuật chăn nuôi thỏ – 2003 - Đinh Xuân Bình)

 

   Hiện nay, trên thị trường đã có bán loại thức ăn hỗn hợp với các thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm tiêu hóa dành riêng cho thỏ.

Thành phần:
 - Đạm: 16,5%
  - Tryptophan :  0,2 %
  - Xơ:  15,8 %
 - Canxi: 1,15 %
 - Béo: 2,5 %
  - Phosphor:  0,6 %
 - Lysine: 0,75 %
 - Ẩm độ: tối đa 13%
 - Methionine: 0,3 %
Thành phần nguyên liệu chủ yếu là: bột cỏ, lúa mì, đậu nành, bắp, cám mì và premix.

 

II. Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho thỏ nuôi

   Khi có nguồn thực liệu rẻ tiền, tại chỗ các nông hộ chăn nuôi có thể tự phối trộn thức ăn hỗn hợp cho thỏ theo các công thức sau:

TT

Loại nguyên liệu

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

1

Bắp nghiền %

30

15

25

2

Hạt mì nghiền %

15

30

20

3

Cám gạo %

30

30

32,5

4

Bánh dầu đậu nành %

19,5

19,5

15

5

Bột thịt xương %

1

-

-

6

Men vi sinh vật %

2

3

5

7

Muối ăn %

0,5

0,5

0,5

8

Premix khoáng %

1

1

1

9

Premix vitamin %

1

1

1

Cộng

100

100

100

 

III. Phương pháp cho thỏ ăn

- Đối với thức ăn xanh: Không nên cắt và dự trữ quá lâu, cần rửa sạch, phơi trong bóng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời) để giảm bớt lượng nước có trong rau để phòng bệnh chướng hơi, đầy bụng trước khi cho ăn.
Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, loại bỏ những phần bị hư thối.
- Đối với thức ăn tinh: Thức ăn hạt cần phơi khô dự trữ nhưng không được để ẩm mốc, không nên nghiền quá nhỏ, nên để ở dạng mảnh. 
Một số lưu ý khi cho thỏ ăn:
   + Nên cho ăn đúng giờ để thỏ có phản xạ và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng ở mức tối đa.
   + Cần chú ý định lượng thức ăn đối với thỏ hậu bị, thỏ cái sinh sản và thỏ đực. Đối với thỏ thịt và thỏ con có thể cho ăn theo khẩu phần tự do.
   + Nên tập trung khẩu phần thức ăn tinh vào ban ngày, thức ăn thô xanh cho ăn chủ yếu vào buổi chiều và tối.
   + Hàng ngày phải thay dọn thức ăn thừa đã bị ôi, lên men hoặc bị bẩn do dính phân, nước tiểu của thỏ.

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn cho thỏ (Cẩm nang chăn nuôi thỏ Phần 4)

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần thức ăn cho thỏ (Cẩm nang chăn nuôi thỏ Phần 4)

Một số loài rau, cỏ dùng làm thức ăn nuôi thỏ


Theo Khuyến nông TPHCM





TIN TỨC KHÁC :