Chăn nuôi
Hướng dẫn cách úm gà bằng đèn hồng ngoại sao cho đúng
Trên gia súc, gia cầm như gà, vịt, ngan, lợn... thì nên úm bằng tia hồng ngoại để tăng cường sức đề kháng cho con non, tránh khỏi thời tiết lạnh hoặc không thuận lợi
Trên gia súc và gia cầm, đặc biệt là trên con non như gà con, vịt con, heo con thì úm bằng tia hồng ngoại giúp:
- Giữ ấm bên ngoài và bên trong cơ thể tránh cho cơ gà, heo, vịt bị mất nhiệt vì vậy không bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể của gà, heo, vịt. điều này giúp cho quá trình trao đổi chất tăng nhanh, mau lớn, da hồng hào tự nhiên.
- Gà, vịt, heo luôn được giữ ấm bên trong cơ thể và không khí ngoài môi trường chúng thở nên hạn chế mức tối đa sự lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như các bệnh về đường hô hấp, các bệnh thương hàn và gây cúm, lạnh. Hạn chế cho vật nuôi bị tiêu chảy, giảm cân, mất nước.
- Tác dụng của ánh sáng đỏ diệu của đèn hồng ngoại còn làm cho thú nuôi thư giãn. Ánh sáng này có tác động trực tiếp lên các cơ, khớp xương và đầu dây thần kinh là cho vật nuôi thư giãn, không bị sốc hay căng thẳng.
- Ánh sáng tia hồng ngoại còn có tác dụng như 1 tác nhân xúc tác giúp chuyển hóa và hấp thụ canxi, phospho, vitamin d, a, e giúp cho vật nuôi tránh hiện tượng còi xương, chậm lớn. Nhờ khả năng giúp tăng cường hấp thu khoáng chất ngay từ nhỏ nên vật nuôi sẽ có bộ xương cứng cáp, khung xương lớn và vững chắc.
- Ánh sáng tia hồng ngoại có tác dụng làm sạch môi trường vật nuôi nhờ khả năng xuyên thấu qua các lớp chất độn chuồng. Khả năng này giúp tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường, giảm hết mùi hôi và tạo môi trường không khí trong lành.
sưởi ấm đàn heo con - úm heo con
Các lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại để sưởi ấm:
+ Không để đèn hồng ngoại quá gần hay tiếp xúc với vật nuôi, khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến da khoảng 50-100cm. Tuyệt đối không treo đèn quá thấp vì vật nuôi có thể va chạm với đèn sẽ gây bể, hư hỏng hay giảm tuổi thọ của bóng đèn.
+ Không treo đèn với mật độ quá nhiều, điều này sẽ làm cho vật nuôi quá nóng và tốn nhiều chi phí không cần thiết.
+ Các treo đèn tốt nhất là để đèn được treo thả tự nhiên giúp cho hiệu quả sử dụng của ánh sáng và nhiệt năng cao nhất.
+ Tuyệt đối không để nước chảy hay thấm vào bóng đèn vì đèn sử dụng điện 220v nên phải tuyệt đối an toàn khi thiết kế hay lắp đặt.
+ Nếu có điều kiện, ban ngày nên sử dụng sức nóng của ánh sáng tự nhiên để giữ ấm cho vật nuôi để tiết kiệm điện năng và tăng thời gian sử dụng của bóng đèn.
KH nên dùng bóng đèn chuyên dùng hồng ngoại để sưởi ấm, không nên dùng bóng đèn dây tóc thông thường để sưởi ấm vật nuôi do bóng đèn dây tóc thông thường có rất nhiều tia bức xạ có hại nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi và hiệu quả sử dụng năng lượng (tốn nhiều điện hơn cho cùng 1 hiệu quả sưởi ấp).
Nếu cần kết hợp sưởi ấm và chiếu sáng nên dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm và đèn huỳnh quang để chiếu sáng. Sự kết hợp này sẽ rất tiết kiệm và tạo ra môi trường ánh sáng tự nhiên ấm áp cho vật nuôi.
úm gà con bằng bóng đèn hồng ngoại
- Chế độ ánh sáng:
+ Ánh sáng trong giai đoạn úm gà 3 tuần đầu phải đảm bảo đủ 24/14 giờ, sau đó giảm dần xuống. Từ 4-6 tuần tuổi cần 16 giờ/ngày, từ 7-18 tuần tuổi cần 8-9 giờ/ngày.
+ Thông thường vào ban ngày nên dùng ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, vì ánh sáng tự nhiên có tia mặt trời sẽ giúp cho gà con trao đổi ca, p và tổng hợp vitamin d rất tốt.
+ Trường hợp bắt đắc dĩ mới dùng ánh sáng điện và nếu dùng ánh sáng điện phải chú ý phân bố cho đều.
+ Cường độ anh sáng phải đủ 4w/m2 đối với gà dưới 3 tuần tuổi. 3w/m2 cho gà từ 4-8 tuần tuổi và từ 9-14 tuần tuổi là 2w/m2 hay là ánh sáng tự nhiên.
Những điểm cần lưu ý khi úm gà:
- Chuồng trại úm gà phải có chất độn khô ráo và ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, tuyệt đối tránh gió lùa.
- Trong quá trình úm chúng ta phải quan sát thường xuyên phải điều chỉnh nhiệt sao cho đủ ấm cho gà. Nếu thiếu nhiệt gà sẽ bị giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh, giảm ăn, thậm chí bị tiêu chảy, gây nên hiện tượng còi cọc, gà lớn không đều. Vì thế trước khi bắt gà về nuôi phải cung cấp cho chuồng nuôi và quây úm gà thật đủ nhiệt như hướng dẫn ở trên.
Chú ý: trường hợp vận chuyển gà con từ xa về, chuồn nuôi úm phải có thiết bị vận chuyển chuyên dùng, nếu không phải che chắn gió, che mưa và thật khẩn trương và thận trọng trong quá trình vận chuyển.
- Nước uống trong 1-2 ngày đầu tiên phải 30-35 độ C vào mùa đông và 20-25 độ C vào mùa hè là tốt nhất, nhằm giúp cho cơ thể gà không bị mất nhiệt, đồng thời để triệt tiêu stress sau vận chuyển, tăng cường sức đề kháng cho gà con ta nên cho 5g đường glucose, 1g vitamin c nguyên chất hoặc 2g vitamin b.complex pha trong 1 lít nước để gà uống. Nếu có điều kiện tốt nhất KH nên nhỏ trực tiếp vào miệng mỗi con gà 0,3ml dầu cá hoặc ad3e, b.complex sẽ giúp gà khỏe mạnh nâng cao sức đề kháng.
Chúy ý: không được để gà thiếu nước uống. Nước trong máng uống, ngoài chức năng cung cấp nước cho gà còn có chức năng cân bằng độ ẩm trong môi trường giúp cho gà không bị không lông và mất nước.
- Thức ăn cho gà con phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về dinh dưỡng và phải cho ăn đầy đủ. Do gà được úm bằng đèn hồng ngoại sẽ ăn nhiều hơn và mau lớn hơn nên phải đặc biệt lưu ý việc cho ăn phải đủ. Nếu dinh dưỡng không đủ và đúng sẽ gây nên hiện tượng cắn mổ nhau.
Theo Nhà Nông
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó