Hướng dẫn kinh nghiệm chọn nuôi heo đực giống

Ngày đăng: 2016-04-06 05:05:36


Trong chăn nuôi, con đực giống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, trong chăn nuôi heo, giá trị của một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái. Cụ thể, một con heo đực giống có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 – 50 heo nái khi cho phối giống trực tiếp và có ảnh hưởng gấp 10 lần khi sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Như vậy, mỗi năm một con heo đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế (tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, …) cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 40 - 50 heo con mà thôi. Do đó, việc chọn nuôi và khai thác sử dụng tốt một con heo đực giống có ý nghĩa quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

 
Hướng dẫn kinh nghiệm chọn nuôi heo đực giống
Trang trại heo đực giống
 

Hướng dẫn cách chọn heo đực giống:

- Cần chọn những đực giống có lý lịch rõ ràng, là con của những cặp ông bà, bố mẹ có năng suất cao; Là những cá thể có ngoại hình và đặc điểm giống đặc trưng, nổi trội nhất trong đàn.
- Quá trình chọn đực giống chia làm 2 giai đoạn: lần đầu khi heo đạt 2 – 4 tháng tuổi, sau đó chọn lại khi heo đạt tuổi phối giống (7 – 8 tháng tuổi ).
- Đặc điểm ngoại hình của một heo đực giống tốt: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hối tốt. Thân hình cân đối, không quá mập cũng không quá ốm; 4 chân thẳng, chắc chắn, không dị tật. Bộ phận sinh dục (2 dịch hoàn ) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống có tính phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng nhưng không xuất tinh quá sớm.
Chăm sóc, nuôi dưỡng heo được giống:
- Đực giống cần được tách ra nuôi riêng, chuồng cần đủ rộng để đực có thể đi lại, vận động thoải mái. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
- Hàng ngày cần cho đực giống ra sân vận động khoảng 30 – 40 phút vào sáng sớm hoặc chiều mát. Thường xuyên tắm chải cho đực giống, nhất là vào mùa hè.
- Thường xuyên kiểm tra kỹ bàn chân, cẳng chân đực giống. Nếu có dấu hiệu bị đau, vết thương phải cho đực giống nghỉ ngơi cho đến khi khỏi hẳn.
 

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống ngoại - kỹ thuật phối giống cho lợn nái
 
 
- Nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn thay đổi theo độ tuổi, thể trạng và khả năng làm việc của đực giống. Nếu khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng, thì số lượng và chất lượng tinh trùng kém, thời gian khai thác đực giống ngắn, cơ thể gia súc yếu, dễ bị bệnh. Ngược lại, nếu khẩu phần dư chất dinh dưỡng, khả năng giao phối của đực giống sẽ giảm, di chuyển chậm chạp, khả năng dậu thai của heo nái giảm. Do đó, khẩu phần thức ăn của đực giống cần cân đối, tỷ lệ đạm đạt 14%, đầy đủ khoáng chất và vitamin (đặc biệt là vitamin E).
- Vào các ngày khai thác tinh hoặc cho phối giống cần cho đực giống ăn thêm 2 quả trứng và các loại thức ăn hạt nảy mầm (thóc hay hạt đậu ngâm).
- Cung cấp đủ nước sạch cho heo đực uống.
Khai thác, sử dụng đực giống:
- Có thể bắt đầu khai thác tinh khi heo đực giống đạt 7 – 8 tháng tuổi. Trong 1-2 lần đầu, có thể tập cho đực giống phối trực tiếp với những con nái nhỏ hơn, già hơn và tính tính nết hiền lành để đực không bị hoảng sợ do chưa có kinh nghiệm.
- Khoãng cách khai thác tinh phải phù hợp với độ tuổi và thể trạng của đực giống. Khi mới đưa vào khai thác, trong 1 -3 tháng đầu chỉ nên khai thác sử dụng đực 1 – 2 lần/ tuần, thời gian khai thác sau đó từ 2 – 3 lần/ tuần.
- Khi heo đực giống bị bệnh, tuyệt đối không được khai thác sử dụng. Phải điều trị cho gia súc khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe hoàn toàn mới sử dụng trở lại.
- Sau mỗi lần khai thác tinh, cần vệ sinh bệ phận sinh dục cho đực giống sạch sẽ. Không nên cho đực giống vận động, hoặc tắm nước lạnh trong vòng 1 giờ sau khi khai thác tinh.
- Không nên sử dụng heo đực giống quá 4 – 5 năm tuổi.
 
 


Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận





TIN TỨC KHÁC :