Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Ngày đăng: 2016-03-30 09:17:12


Kỹ thuật nuôi thỏ hậu bị giống

Thỏ đực, cái được chọn làm giống trên cơ sở các chỉ tiêu chọn lọc bên trong và chọn lọc ngoại hình lúc 3 tháng tuổi gọi là thỏ hậu bị giống. Thỏ hậu bị giống từ 3 tháng tuổi trở đi phải được nhốt riêng từng ngăn lồng chuồng, nếu nhốt chung, chúng sẽ cắn nhau và giao phối giống tự do. Thỏ hậu bị phải đánh số hoặc có ký hiệu và phiếu lý lịch theo dõi cá thể.
Không nên cho thỏ hậu bị ăn nhiều tinh bột hoặc ăn nhiều các loại thức ăn giàu năng lượng dễ làm thỏ quá béo dẫn đến thỏ cái không động dục, thỏ đực không nhảy phối. Cần đảm bảo vệ sinh môi trường nơi nuôi nhốt thỏ hậu bị và thường xuyên kiểm tra cơ quan sinh dục và sức khoẻ của chúng. Phải loại thải ngay những con hậu bị giống mắc bệnh truyền nhiễm hoặc cơ quan sinh dục phát triển không bình thường trước khi đưa vào phối giống lúc 6 tháng tuổi.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, trang trại cung cấp thỏ giống, trang trại cung cấp thỏ thương phẩm
Trang trại thỏ giống, thỏ thương phẩm

 

Kỹ thuật nuôi thỏ đực giống

Một thỏ đực trong đời nó có thể phối giống với hàng trăm con cái và nếu thụ tinh nhân tạo thì số đó còn tăng lên nhiều. Việc xác định có bao nhiêu con cái có chửa , đẻ và có bao nhiêu con thỏ con ra đời trong đàn thỏ sản xuất là những chỉ tiêu rất quan trọng. Kết quả đó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng con thỏ đực giống.
Khả năng thụ tinh của thỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số và chất lượng tinh trùng, kích dục gây rụng trứng, nhiệt độ môi trường vv..
Việc kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng là rất cần thiết nhằm chọn ra những con đực giống tốt cho phối giống.

Một số chỉ tiêu trung bình về tinh dịch thỏ như sau:

pH: 6,8-7,3
V: 600-800 triệu/ml
M: 0,14-0,57ml
% hoạt lực: 55-65%
Nên nhốt thỏ đực giống vào một khu xa khu vực nhốt thỏ cái giống để tăng tính hăng của thỏ đực. Mùa hè cần tạo ra môi trường mát mẻ, thông thoáng cho thỏ đực giống. Lồng chuồng thỏ đực giống phải rộng rãi, sạch sẽ, phẳng và không có góc trú ẩn để thỏ dễ dàng phói giống. Không nên cho thỏ đực giống ăn nhiều tinh, nên cho ăn bổ sung thức ăn giàu vitamin A, D, E như rau lá xanh, cà rốt, hạt nảy mầm để tăng số và chất lượng tinh trùng.


Kỹ thuật phối giống ở thỏ:

Mỗi con đực chỉ nên cho phối giống 2 lần/ngày. Thời điểm phối tốt nhất là vào sáng sớm. Khi phối giống cần bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Nếu thỏ cái động hớn thì sẽ sãn sàng làm quen với thỏ đực và hoàn thành việc phối trong vòng 1-2 phút. Biểu hiện của phối giống thành công là con đực nhảy xong, trượt xuống và kêu lên.
Tỷ lệ thỏ đực/cái trong đàn giống: Trong đàn giống thuần nên ghép 1 đực với 5-7 cái. Nếu trong đàn thương phẩm thì số thỏ cái có thể tăng lên gấp đôi.

 

Kỹ thuật nuôi thỏ chửa

Thời gian chửa của thỏ là 28-32 ngày. Nếu cho đẻ dày thì thời gian chửa thường dàI hơn 1-3 ngày. Khó có thể xác định thỏ chửa bằng quan xát ngoại hình. Phương pháp khám thai vào ngày thứ 10-14 sau khi phối là chính xác nhất. Có thể kiểm tra thỏ chửa bằng cách dùng thỏ đực cho phối thử sau 10-14 ngày, nếu thỏ chửa thì không chịu đực nữa. Phương pháp này không chính xác và dễ làm thỏ chửa bị xảy thai.
Thỏ có chửa cần được cho ăn nhiều thức ăn giàu sinh tố A, D, E và tăng dần thức ăn tinh giàu protein để dưỡng thai tốt. Thức ăn thô xanh, củ quả? thì phảI dược ăn theo định lượng, nếu ăn quá nhiều thỏ sẽ dễ bị sảy thai do trướng hơi, đầy bụng.

 

Kỹ thuật nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con

Cần chuẩn bị ổ đẻ chu đáo, vệ sinh đưa vào lồng trước khi đẻ 2-3 ngày. Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôI con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng và nước. Thời gian này nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết sữa nhiều. Khi thỏ đẻ cần quan xát xem thỏ có đẻ ra ngoài ổ không, có nhổ lông làm ổ ấm không để có tác động hỗ trợ cho chúng như thu gọn con vào ổ, làm ổ cho chúng.

Yếu tố quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

 

Kỹ thuật nuôi thỏ con theo mẹ

Nhu cầu nhiệt độ môI trường xung quanh ổ đẻ lúc mới đẻ là 30-32oC. Cho nên khi thỏ đẻ cần kiểm tra xem con mẹ có nhổ lông làm tổ ấm cho con sơ sinh không, nhất là mùa đông. Nếu không, thì cần nhổ tỉa lông bụng quanh núm vú của con mẹ trộn với đồ lót mềm, khô, sạch làm ổ cho đàn con nằm. Hàng ngày phảI kiểm tra ổ đẻ và đàn con, loạI bỏ những phần lót ổ bị ướt, bẩn và những con bị chết. Sau một tuần thì thay hoàn toàn đồ lót ổ và sau 3 tuần thì bỏ ổ đẻ cho con ra ngoàI lồng. Mùa đông rét buốt cần dể ổ đẻ vào nơI ấm áp, kín gió, có thể phảI đốt sưởi để thỏ con không bị chết lạnh.
Thỏ con sơ sinh sau 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Hàng ngày phảI kiểm tra thỏ con có được bú no không. Nếu thỏ no thì da căng, phẳng, 5-8 ngày đầu thấy bầu sữa màu hồng, căng phình ra ở khoang bụng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm. Nếu thỏ con đói thì da nhăn nheo, bụng lép, cựa quạy? liên tục. Khi thỏ con đói , cần xem vú mẹ có viêm không, mẹ có sữa không, thỏ con có bị hoặc thỏ mẹ không cho con bú để có biện pháp khắc phục kịp thời như nuôI ghép, cho bú nhờ, đIều trị bệnh . Khi đàn con được 18-21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ. Từ lúc này cần tập cho thỏ con chuyển tiếp dần từ sữa mẹ sang thức ăn cứng. Lúc 23-25 ngày tuổi cơ thể đã hấp thụ được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Cho nên từ khi thỏ con ra ổ cần hết sức chú ý đến đàn con bú mẹ và ăn được bao nhiêu để cung cấp thêm tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho con mẹ tránh thỏ con chết đói và suy dinh dưỡng. Thức ăn thô xanh phảI là loạI rau lá cỏ non để thỏ con tập ăn được.
Thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú một lần trong ngày đêm là đủ no. ĐôI khi mẹ vào ổ bới đàn con, nằm trong ổ ỉa đáI làm bẩn đồ lót ổ, có khi do sợ hãi vội nhảy vào ổ đẻ dẫm đạp vào đàn con làm chúng mất yên tĩnh. Do đó sau khi đẻ một ngày nên đưa ổ đẻ có nắp đậy kín ra khỏi lồng chuồng thỏ mẹ, buổi sáng sớm hàng ngày mới đưa vào và mở nắp để con mẹ nhảy vào cho con bú. Như vậy đàn con bú rất chóng no, con mẹ thoảI máI, đàn con yên tĩnh, ổ đẻ sạch sẽ, đàn con ít bị nhiễm bệnh.
Thỏ mẹ chỉ có 8-10 núm vú, khi đàn con sơ sinh đông hơn 8 con, khi con mẹ chết hoặc mẹ không có sữa thì cần san bớt con đến cho con mẹ khác ít con cùng lứa tuổi để nuôi ghép. Nếu không san đàn được thì nên loạI bỏ những con yếu kém. Mỗi đàn chỉ nên để nuôI 6-8 con là tốt nhất. Cách san đàn như sau: đưa ổ đẻ ra khỏi lồng, đặt thỏ con mới vào ổ rồi phủ lông kín cùng với đàn con cũ, sau 20-30 phút mới đưa ổ đẻ trở lại lồng thỏ mẹ. Thỏ mẹ sẽ không phát hiện ra đàn
con lạ và sẽ nuôi con bình thường. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với đàn thỏ nuôi thương phẩm.

 

Kỹ thuật cai sữa thỏ

Phụ thuộc vào chế độ nuôI dưỡng, phương thức nuôI mà lượng sữa mẹ cao nhất vào ngày 15-21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35-42 thì cạn hãn. Cho nên có thể cai sữa vào lúc 28-42 ngày tuổi. Lúc đó thỏ con đã ăn được thức ăn tinh, thô rồi. Nếu con mẹ đẻ dày (phối giống có chửa ngay sau khi đẻ) hoặc thỏ mẹ mắc bệnh, gầy yếu thì nên cai sữa sớm hơn. Nếu con mẹ đẻ thưa, nhiều sữa hoặc thể lực đàn con còn yếu thì cai sữa muộn hơn. Nhưng không nên cai sữa sớm trước 28 ngày dễ làm cho thỏ mẹ tắc sữa và cũng không nên cai sữa muộn sau 42 ngày gây ảnh hưởng đến sinh sản của thỏ mẹ lứa sau.
Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến thỏ con khi cai sữa. Thỏ con lúc này rất nhậy cảm với các bệnh tật vì nó đã mất sự bảo vệ của mẹ và hết nguồn kháng sinh tự nhiên từ sữa mẹ. Hơn nữa thỏ thay lông lần đầu vào lúc 5-8 tuần tuổi, như vậy trùng với thời đIểm cai sữa, nên sẽ tăng thêm tác nhân stress. Khi cai sữa thường lạI phảI cân cá thể, phảI vận chuyển sang lồng chuồng, nhà nuôI khác cũng gây ảnh hưởng đén thỏ non. Sau cai sữa, thỏ con phảI ăn hoàn toàn thức ăn cứng, hết sữa mẹ. Tất cả các yếu tố trên đã tác động cùng một thời đIểm, làm giảm sức đề kháng cơ thể của chúng. Đó là lý do mà tỷ lệ thỏ con sau cai sữa chết nhiều.

Có 3 phương pháp cai sữa:

+Cai sữa truyền thống: Khi đến tuổi cai sữa, đưa toàn bộ đàn con sang chuồng mới để nuôI vỗ béo, hậu bị. Có nơI lạI để nuôI chung lẫn các đàn con cùng ngăn chuồng mới. Phương pháp này sẽ tăng tác nhân kích thích bất lợi, làm thỏ chết nhiều.
+Nuôi thỏ con một giai đoạn: khi cai sữa, để thỏ con theo từng đàn riêng ngay tạI lồng chuồng thỏ mẹ và chuyển thỏ mẹ đI ngăn lồng chuồng khác. Đàn con được nuôI đến khi xuất sản phẩm hoặc chọn hậu bị giống. Phương thức này tốt hơn phương thức cai sữa truyền thống.
+ Nuôi thỏ con bán giai đoạn: Đưa thỏ mẹ đI lồng chuồng khác, để đàn con nuôI tạI chỗ thêm 2-3 tuần rồi mới chuyển đI nuôi chuồng khác.
Thỏ thường chết nhiều trong giai đoạn sau cai sữa do rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng. Thỏ con từ 3-8 tuần tuổi có sức sinh trưởng lớn nhất, sau đó tốc độ tăng trọng giảm dần, đến 14 tuần tuổi trở đị tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn lớn. Vì vậy sau khi cai sữa nên cho thỏ ăn theo định lượng tăng dần, thức ăn hợp vệ sinh và chế biến hợp lý. Nếu giai đoạn này không đáp ứng nhu cầu thức ăn thì thỏ sẽ chậm lớn, sức đề kháng thấp sẽ sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh cầu trùng. Đến thời kỳ vỗ béo, trên 9 tuần tuổi thì nên cho ăn khẩu phần tự do với những loạI thức ăn giàu năng lượng như thóc, ngô, sắn, khoai, cơm nguội... và hạn chế thức ăn thô.

 

 

 
Hội chăn nuôi Thỏ Việt Nam - Kỹ thuật nuôi thỏ
Nhóm Facebook · 423 thành viên
Tham gia nhóm
CLB chăn nuôi thỏ giúp người chăn nuôi có thể trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi thỏ thịt - thỏ giống: mua bán thỏ đen, mua bán thỏ xám, mua bán giống thỏ...
 

 


Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận





TIN TỨC KHÁC :