Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - phần 2)

Ngày đăng: 2016-05-26 04:42:20


I. Yêu cầu chung xây dưng chuồng trại nuôi heo (lợn)

Dựa trên quy mô cơ cấu đàn heo, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) để xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch.

 Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, Cầm nang chăn nuôi heo - phần 2
Trang trại nuôi heo nái giống

 

1. Chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi cho việc thoát nước bằng phương pháp tự chảy. Nếu gần sông ngòi thì phải cao hơn mức nước dâng cao nhất hoặc đỉnh sóng cao nhất 0,5 m.

2. Thuận tiện cho cung cấp điện, nước từ mạng lưới chung của khu vực hoặc có khả năng tự cung cấp nguồn nước tại hồ từ mạch nước ngầm.

3. Thuận tiện cho việc tổ chức đường giao thông để đảm bảo vận chuyển heo giống, vật tư, thức ăn và sản phẩm của trại.

4. Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo.

5.Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu).

6. Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương.

7.Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn heo và sức khỏe cho con người.

8. Chăn nuôi hộ gia đình: Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, tận dụng các loại vật tư sẵn có ở địa phương để giảm chi phí chuồng trại. Tuy nhiên phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật:

Nền chuồng phải kiên cố chịu đựng được trọng lượng đàn heo và tính hay gặm phá của heo, mặt nền nghiêng 3% để đảm bảo sự khô ráo.
Làm chuồng theo hướng Đông Nam để tránh mưa tạt, gió lùa và ánh nắng buổi sáng chiếu vào nền chuồng.
Mái lợp sử dụng các vật liệu cách nhiệt
Đảm bảo thông thoáng của sự lưu thông không khí trong chuồng.

Diện tích chuồng của các loại heo:


Loại heo

Diện tích nền (m2)

Diện tích sân chơi (m2)

Nọc sử dụng

12,5

5 – 20

Nái đẻ

12,5

5 – 10

Nái khô

1,5

1,25

Hậu bị

1,0

1,0

Heo thịt

1,25

-

 

 

II. Xây dựng chuồng trại nuôi heo

1. Quy hoạch tổng thể mặt bằng

Căn cứ vào số lượng heo nái dự kiến nuôi, nhu cầu về sản xuất sản phẩm của từng trại mà có những quy mô xây dựng chuống trại khác nhau. 

1.1. Mô hình mỗi chuồng là một trại
Mô hình này thường áp dụng cho các trại quy mô nhỏ từ 5-10 heo nái, trong một trại với cùng một dãy chuồng nhưng gồm tất cả các loại heo khác nhau.
Trong dãy chuồng gồm tất cả các ô như: ô cho heo nái chữa, ô chờ phối, cũi cho heo nái đẻ, cũi dành cho heo sau cai sữa…
Ưu điểm: chiếm diện tích nhỏ, đễ kiểm tra, chuyển đàn
Nhược điểm: Dễ lây lan bệnh tật.

1.2. Mô hình trại có nhiều chuồng
Đây là mô hình thường áp dụng cho các trại quy mô vừa và lớn từ trên 10 nái trở lên. Trong một trại có các loại chuồng khác nhau cho từng loại heo…khoảng ngăn cách giữa các chuồng thường 8-10 m
Ưu điểm: thuận lợi cho việc thiết kế và vệ sinh dịch bệnh, phù hợp với những trại có quy mô lớn.
Nhược điểm: tốn diện tích và vật liệu xây dựng

2. Cảnh quan môi trường và quan hệ hàng xóm…

- Khi thiết kế xây dựng chuồng trại phải chú ý khoảng cách hợp lý với các đơn vị xung quanh, nhà ở và đường giao thông. Đặc biệt chọn khu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung của các địa phương.
- Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ heo, chợ buôn bán heo tối thiểu 1 km.
- Trong thiết kế phải chú ý môi trường, quang cảnh xung quanh trại và điều kiện vệ sinh thú y; quản lý chặt chẽ việc xử lý phân và nước thải; giảm tối đa mùi hôi ảnh hưởng đến gia đình mình và những người xung quanh.
-Phải chú ý những quan hệ xã hội khác: thăm và tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh, có thể đem biếu hàng xóm sản phẩm thịt của mình vào những dịp thích hợp...

 

 

III. Thiết kế các kiểu ô (ngăn) chuồng cho các loại heo 

1. Ô chuồng cho heo nái chờ phối và chửa trong chăn nuôi trang trại:

Heo nái chữa và chờ phối đa số được nuôi trong các ô ngăn cách nhau bằng các vách ngăn, kích thước các ô như sau: rộng 0,65 – 0,70 m; cao 1,0 - 1,3 m; dài 2,2 – 2,4 m. Ở mỗi vách ngăn có các chấn song nằm ngang, khoảng cách giữa các chấn song này là 15 cm.
- Nền chuồng cho heo nái chữa và chờ phối có thể làm bằng bê tông liền khối có độ dốc 3-5 0 hoặc làm sàn bằng sắt tròn Ø10 với khoảng cách giữa các nan là 1 cm; hoặc sàn bằng các tấm đan bê tông…

 Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, Cầm nang chăn nuôi heo - phần 2- Máng ăn làm bằng bê tông hoặc kim loại. Máng bê tông có kích thước rộng 40 cm, phần nhô ra ngoài 10 cm, phần ở trong chuồng 30 cm; chiều dài máng tùy thuộc vào số lượng vách ngăn ô chuồng heo nái chờ phối và nái chửa. Máng kim loại kích thước rộng 35 cm, dài 50 cm được làm bằng tôn hoặc thép Inox dày 1 mm có cần để xoay ra ngoài sau khi cho heo ăn.
- Núm uống: cao 85 cm từ mặt sàn chuồng, lắp ở phí trên của máng ăn.
 

* Ưu điểm của các ô heo nái chờ phối và nái chửa:
+ Có thể cung cấp được chính xác số lượng thức ăn cho từng heo nái.
+ Thuận tiện trong việc phát hiện heo nái động dục, phối giống và kiểm tra có chửa.
+ Heo nái yên tĩnh hơn, ít hoạt động trước và trong khi ăn, đỡ sẩy thai.
** Nhược điểm:
+ Heo ít được vận động nên dễ bị ảnh hưởng về móng
- Yêu cầu về vật liệu và kỹ thuật xây dựng:
            Ô lồng chuồng cho nái chờ phối và chửa: dài 2,2m; rộng 0,7m; cao 1 m. Các thanh ngăn dọc lồng chuồng cách nhau từ 15 25 cm (Chủ ý thanh ngăn cuối chuồng cách mặt nền chuồng là 25cm). Sàn nền lót tấm đan có khe hở 1cm hoặc sàn bê tông có độ nghiêng 3- 5%. Phía sau từng dãy ô lồng cá thể có rãnh thoát nước, có nắp đậy bằng tấm đan có khe hở 1,5cm; rãnh thoát phân rộng 0,3m, sâu 0,3 - 0,5m; có độ nghiêng từ 1-3% hướng về các rãnh thoát toàn khu ở các đầu chuồng. 
- Yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi:
Nhiệt độ chuồng 18 – 20 0C. Độ ẩm 65 – 70%. Tốc độ gió: 0,3 - 0,4 m/s
 

2. Ô chuồng (củi) cho heo nái đẻ và nuôi con trong chăn nuôi trang trại 

 Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, Cầm nang chăn nuôi heo - phần 2Với mục tiêu hạn chế tối đa tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc của heo con sơ sinh đến khi cai sữa, trước khi đẻ 7 ngày heo nái được chuyển về chuồng heo đẻ. Ở đây chúng được nuôi nhốt trong các củi. Củi heo nái nuôi con thường có kích thước như sau:
- Lồng chuồng cho nái đẻ có chiều dài 2,2 - 2,4m, cao lồng của nái đẻ là 1 - 1,3 m, rộng 1,7 – 2, 1 m, ngăn nái đẻ rộng 0,7m. Hai ô cho heo con tránh mẹ đè rộng 0,45m và 0,65 m hoặc 0,55 và - 0,55m. Sàn cũi ô nái đẻ có thể gia công bằng đan bê tông (kích thước 1,1m x 0,7m) có khe hở 1cm hoặc sắt tròn trơn đường kính 16 mm (tốt nhất là sắt vuông, 20 x 20mm) hàn theo chiều ngang ô lồng có kẽ hở 1cm hoặc sử dụng tấm nhựa sàn nhập khẩu. Ô heo con theo mẹ sử dụng sàn nhựa, nếu không có thì có thể gia công sàn sắt với đường kính 8 - 10mm và gắn dọc theo, có khoảng cách khe hở giữa các thanh sắt dọc sàn là 1cm. Ô heo nái và heo con đều có hệ thống uống nước tự động để cung cấp cho heo uống.
- Yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ cho heo mẹ từ 18 – 20 0C, cho heo con khoảng 28-30 0C. Độ ẩm 60 – 65 %, tốc độ gió 0,2 – 0,3 m/s.


3. Chuồng nuôi heo con sau cai sữa 

Heo con nhứng ngày đầu sau cai sữa thường gặp Stress bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng do chuyển từ môi trường bú sữa mẹ sangmooi trường tự lập hoàn toàn, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể duy nhât từ thức ăn.
 Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, Cầm nang chăn nuôi heo - phần 2Lồng chuồng cho heo con sau cai sữa có thể làm theo dãy dài dọc chuồng hoặc dãy ngang. Chiều rộng của mỗi dãy 3 m, dài theo chiều dài chuồng. Sàn lồng có thể lót tấm nhựa hoặc gia công bằng sắt tròn với đường kính 8 - 10mm, khe hở rộng 1cm ngăn từng ô tùy thuộc vào số lượng heo con có trong ưng hộ. Thường số ô heo con úm bằng số ô heo nái đẻ. Sàn lồng cao cách mặt nền chuồng 40 - 50 cm. Vách ngăn các ô lồng cao 60 cm, khoảng cách giữa các thanh là 4cm. Thường người ta sử dụng sắt phi 10 hoặc 12 để làm vách ngăn cho heo con sau cai sữa. 
Mỗi ngăn ô lồng nhốt không quá 20 con heo con có cùng trọng lượng (tốt nhất 10 con/ô) và có máng ăn tự động hoặc máng ăn đặt dọc theo thành chuồng, có vòi uống tự động cho từng ô. 
+ Ưu điểm chuồng úm: - Cai sữa sớm cho heo con, tăng lứa đẻ cho heo mẹ 
- Tránh mẹ đè con và một số bệnh về đường tiêu hóa. 
- Cho tăng trọng cao, sau hơn một tháng nuôi có thể đạt 18 - 25 kg với độ đồng đều lớn.

4. Một trong các giải pháp hữu hiệu cho chăn nuôi heo hiện nay là sử dụng chế phẩm Balasa làm đệm lót; việc sử dụng chế phẩm Balasa có tác dụng:

(1). Làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm, do đó:   
          - Cải thiện môi trường sống cho người lao động. 
          - Tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư. 

(2). Khi sử dụng chế phẩm BALASA-N01 người chăn nuôi không cần thay phân và rửa chuồng trại trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, lượng nước và lượng điện dùng.

(3). Bên cạnh đó, sử dụng BALASA-N01 giúp giảm tỷ lệ bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy heo con. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc.

(4). Tăng chất lượng đàn heo và chất lượng của sản phẩm 

(5). Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi:

- Môi trường không ô nhiễm 
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

 

Tag: thiet ke chuong heo nai, ky thuat lam chuong nuoi heo nai, cam nang chan nuoi heo, cty tu van thiet ke xay dung trang trai nuoi heo giong, tu van thiet ke trang trai chan nuoi heo, kích thước chuồng heo nái, cách xây chuồng nuôi lợn, mô hình chuồng lợn nái, bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn


Theo Lê Thị Ánh Tuyết / Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư





TIN TỨC KHÁC :