kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Ngày đăng: 2017-03-15 11:25:24


Chuẩn bị chuồng trại nuôi chồn nhung đen

-  Chuồng nuôi chồn nhung đen tránh để ánh sáng trực tiếp chiều vào. Chuồng nuôi có thể một tầng hoặc nhiều tầng.

-  Kích thước chuồng nuôi thích hợp nhất là rộng 60cm, cao 40cm, dài 90 cm. Chuồng được kê cao hơn mặt đất từ 40 – 50cm để thoáng mát và thuận tiện cho việc dọn vệ sinh chuồng trại. Với kích thước này, bà con có thể nuôi nhốt từ 5 -7 chồn thịt và 3-4 chồn sinh sản.

-   Ở các ô chuồng nuôi chồn đang mang thai, bà con nên đặt những tấm xốp ở giữa ô chuồng của chồn cái và chồn đực để tránh chúng thấy nhau rồi cắn nhau.

-  Vật liệu: tre, lưới mắt cáo inox.. Nhưng chú ý đáy chuồng nên làm bằng lưới mắt cáo inox để phân chồn dễ lọt xuống đất, không gây mất vệ sinh trong chuồng nuôi. Chi phí mỗi ô chuồng làm bằng inox khoảng 50-60 nghìn đồng.  

-  Chồn con mới sinh chủ yếu bị gây hại bởi chuột, nên khi làm chuồng cần chú ý làm kín thành chuồng, đồng thời thường xuyên kiểm tra vào ban ngày, ban đêm cần đậy chuồng lại bằng nắp để hạn chế sự phá hoại của chuột.

-   Trước khi đưa chồn vào nuôi thì chuồng trại cần được xử lý sạch mầm bệnh như phun thuốc diệt trùng hoặc quét vôi quanh chuồng.

 


Kinh nghiệm chăn nuôi chồn nhung đen

 

Chọn giống chồn nhung đen để nuôi

-  Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc gây giống từ đàn gốc, người nuôi cần phải chú ý chọn con chồn có nhiều ưu thế làm con giống: mắt sáng, lông mịn, tư chi phát triển đều, khỏe mạnh, không bị dị tật. Con giống chọn mua tốt nhất ở 2 tháng tuổi.

-   Khi bắt chồn giống về cần xác định và nhốt riêng con đực và con cái. Đến khi chồn thành thục mới cho giao phối. .

-   Để tránh hiện tượng đồng huyết thì khi bắt giống, người nuôi nên chọn bắt với tỷ lệ 1 đực - 1 cái hoặc 1 đực - 2 cái.

Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Thức  ăn của chồn nhung đen

-   Cũng giống như các loài khác thuộc bộ gặm nhấm, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là thức ăn xanh, thức ăn tinh, hoặc có thể là phế phụ phẩm… Vì vậy, tùy điều kiện chăn nuôi mà mỗi nơi có thể áp dụng các khẩu phần ăn phù hợp với điều kiện thực tế. 

-   Tại khu chăn nuôi của HTX Đường lâm, thức ăn cho chồn nhung đen cũng là những loại thường gặp ở vùng nông thôn: cỏ voi, rau muống( cho ăn tự do) và 20g ngô nghiền/ con. 

                      

Các loại thức ăn nuôi chồn nhung đen 

-    Cho chồn ăn 2 lần mỗi ngày. Lần một vào khoảng 8h sáng và lần 2 là từ 5 – 6h tối.

 

Kỹ thuật giao phối của chồn nhung đen

-  Chồn nhung đen là loài đã được thuần hóa để phục vụ mục đích chăn nuôi nên khi đưa vào nuôi nhốt, chồn sinh sản tương đối đơn giản chứ không khó khăn như các loài động vật hoang dã khác.

-  Thời gian tiến hành phối giống: con cái: 3-4 tháng tuổi, con đực,: 5-6 tháng. Khi con cái có biểu hiện động dục, cần bắt con đực và con cái ở một ô chuồng riêng. Chúng giao phối trong đêm, sáng hôm sau, người nuôi bỏ con đực ra.

-   Để biết con cái thụ thai hay chưa, sau hôm đầu để con cái và con đực giao phối, người nuôi lại thả thêm một tối nữa, nếu con cái chịu đực thì tức là nó chưa được thụ tinh hoặc thụ rồi nhưng chưa đủ. Còn nếu con cái không chịu đực thì tức là thụ tinh rồi.

 

hướng dẫn nuôi chồn mẹ mang thai và đẻ con

-  Khi được thụ tinh, chồn cái sẽ mang thai trong khoảng từ 60 -65 ngày. Trung bình nó sẽ sinh từ 4 – 6 lứa một năm, mỗi lứa được từ 3-6 con nên hiệu suất sinh sản cao, khả năng nhân đàn nhanh chóng.

-   Khi chồn mang thai, cần được nhốt ở một ô chuồng riêng để được yên tĩnh. Người nuôi cũng cần phải bổ sung thức ăn giàu chất đạm như bột cá, bột thịt, bột đậu tương cho chồn.

-  Chồn nhung con khi mới được sinh ra, sau khoảng 3h là có thể chạy nhảy được. Trọng lượng trung bình của chồn mới sinh là khoảng 80 – 100g, tuy nhiên con số này được tăng lên rất nhanh.

                        
-  Trong quá trình chăm sóc, cần bổ sung thêm bột đậu tương để chồn con phát triển nhanh. Đồng thời vẫn phải lưu ý kiểm tra nguồn thức ăn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng bệnh ngay từ đầu.

Vệ sinh – phòng bệnh

-   Chồn nhung đen chủ yếu mắc bệnh chấy rận và đi ngoài. Khi gặp bệnh thì chữa bằng thuốc đặc trị.

-  Để phòng bệnh cho chồn, cần dọn dẹp, khử trùng trước khi nuôi, vệ sinh hàng ngày, dọn phân và thức ăn thừa của chồn.

 
 
Tag: hướng dẫn cách nuôi chồng nhung đen, mô hình nuôi chồng nhung đen đem lại hiệu quả kinh tế cao, trang trại sản xuất giống chồng nhung đen, quy trình nuôi chồng nhung đen cho hiệu quả kinh tế cao, cung cấp giống chồng nhung đen, mua bán con giống chồng nhung đen, kỹ thuật nuôi chồng nhung đen thương phẩm


Theo Trích nguồn: ./.





TIN TỨC KHÁC :