Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt

Ngày đăng: 2016-03-17 09:34:15


1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:

+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
 
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, quy trình kỹ thuật nuôi heo thịt
Trang trại nuôi lợn thịt
 

2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ.
+ Nước uống sạch cho gia lợn;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.
 

3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:

+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập;
+ Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi.
 

4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:

+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể.
 

5. Mục tiêu nuôi dưỡng:

- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng.
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao.
 

6. Chọn giống để nuôi lợn thịt:

- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần.
- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire.
+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng.
 
Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:
- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào.
- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe).
 

7. Nhập giống lợn:

- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
 
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi.
 
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),….
 
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
 
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
 

 

8. Kỹ thuật nuôi dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt
 
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, quy trình kỹ thuật nuôi heo thịt
 
Cách cho ăn, uống:
 
- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.
- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.
- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, quy trình kỹ thuật nuôi heo thịt
 
Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72 kg.
 
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên.
 
Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
 
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, quy trình kỹ thuật nuôi heo thịt
 
 

9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:

9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi
 
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10-15 con.
- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100 kg là 15-16oC.
 
9.2. Vệ sinh thú y
 
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định
Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt
 
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, quy trình kỹ thuật nuôi heo thịt


Theo Người chăn nuôi





TIN TỨC KHÁC :