Khắc phục lợn mẹ cắn con
Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Xin giới thiệu kinh nghiệm khắc phục hiện tượng bất lợi này.
Lợn mẹ cắn bị thương hoặc ăn thịt con sau khi đẻ: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ lợn mẹ thiếu dinh dưỡng khi chửa, đẻ; lợn mẹ quen ăn thịt sống; do bị Stress,...
Cách khắc phục: Chăm sóc lợn mẹ chu đáo, cho ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein; vitamin và khoáng khi chửa kỳ II và nuôi con. Khi đẻ không được cho lợn mẹ ăn nhau sống do chúng hoặc con khác thải ra, không cho lợn mẹ ăn các loại thịt sống, vì như vậy sẽ tạo phản xạ cho lợn mẹ thèm ăn thịt sống dẫn đến chúng ăn thịt con.
Dùng cồn 700B hoặc rượu mạnh 500B, lấy xi lanh nhựa dung tích 5ml hút 2ml cồn hoặc rượu, nhẹ nhàng nhỏ vào hai bện lỗ tai lợn mẹ. Cồn hoặc rượu thấm vào tai trong, tai giữa của lợn mẹ làm chúng khó chịu luôn lúc lắc đầu để vẩy vật lạ ra ngoài, bà con cần nhỏ cồn hoặc rượu sao cho lợn mẹ lúc lắc đầu liên tục trong 8-12 giờ, khiến chúng mệt nhoài, nhờ vậy mà quên phản xạ cắn con, trở nên thuần tính như các con lợn mẹ bình thường khác.
Khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con lạ khi ghép đàn: Khi lợn mẹ sinh ít con, bà con thường mua thêm lợn con 1-2 ngày tuổi ghép đàn để tăng hiệu quả lứa nuôi. Trong nhiều trường hợp, lợn mẹ thường cắn lợn con lạ của đàn khác khi mang ghép chung.
Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng này như sau: Trước khi thả lợn lạ vào đàn mới, bà con dùng rượu uống ngậm vào mồm phun ướt đều cả lợn con trong đàn và lợn con mới mua, để chúng có cùng mùi rượu, khiến khứu giác lợn mẹ không phân biệt được đâu là con mình sinh ra, đâu là lợn con khác đàn do vậy chúng không cắn những con được ghép chung đàn.
Khi mua thêm lợn con để ghép đàn, bà con cũng cần chú ý mua con của những lợn mẹ đẻ sai con, có lí lịch rõ ràng, không nên mua tạp nham ở chợ, không rõ lí lịch, tránh mua phải những đàn lợn bị bệnh truyền nhiễm làm hại cả đàn lợn nhà.
Những lợn con mua về cần cho uống kháng sinh phòng tiêu chảy trong 2-3 ngày, cho bú những bú đầu nhiều sữa để chúng lớn kịp những con khác trong đàn.
Để đảm bảo đàn lợn an toàn dịch bệnh, bà con nên tiêm sắt và tiêm phòng vacine theo lịch cho đàn lợn như sau: Tiêm sắt (Fe) hữu cơ dưới dạng Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon 2 lần, mỗi con 300mg khi lợn con được 3 và 10 ngày tuổi.
Tiêm vacine: Trong điều kiện bình thường, phòng phó thương hàn khi lợn con đạt 15-20 ngày tuổi; phòng tả khi lợn đạt 28-30 ngày tuổi; phòng tụ - dấu hai lần khi lợn 45-60 ngày tuổi. Nếu trong vùng dịch loại bệnh gì cần tiêm phòng vacine bệnh đó sớm hơn.
Trích nguồn: TTNC Nông Vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó