Bệnh thương hàn ở Vịt, Ngan, Ngỗng

Ngày đăng: 2015-08-25 04:42:10


Triệu chứng của bệnh thương hàn ở Vịt, Ngan, Ngỗng: 

Đây là bệnh do vi khuẩn Salmonella anatum, S.enteritis và S.typhinurium  gây ra ở vịt từ 1 - 80 ngày tuổi, đặc biệt vịt 5 - 14 ngày tuổi. Vịt bệnh đi khập khiễng hoặc lảo đảo. Viêm kết mạc. Khó thở. Tiêu chảy phân lỏng lẫn bọt khí, lông xung quanh hậu môn dính đầy muối urat (chất màu trắng). Trong thể cấp tính vịt thường bị thần kinh, co giật ngã về một bên hoặc nằm ngữa ra sàn, hai chân đạp trong không khí, chết đầu nghẹo ra đằng sau. Trong thể mãn tính nhìn bên ngoài vịt mái vẫn bình thường, nhưng mổ khám thấy viêm phúc mạc, viêm ổ nhớp, trứng dị dạng, tích dịch trong khoang bụng. Hoại tử quanh gan (gan lốm đốm trắng).

 
Điều trị bệnh thương hàn ở Vịt, Ngan, Ngỗng (3 ngày).

Cách 1: - Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh PTH-Pharma (1g/10kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 2g/1lít nước) hoặc Pharm-flor (10g/20kgP/ngày hoặc 10g/kg thức ăn) .
- Dizavit-plus, giữa 2 đợt kháng sinh cho uống 2g/1lít nước.

Cách 2: Đối với vịt đẻ tiêm thêm một trong các thuốc sau (1lần/ngày): Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP), Combi-pharm (1ml/7,5kgP), Lincoseptin (1ml/2,5kgP), Phargentylo-F (1ml/2 - 3kgP) hoặc  Supermotic (1ml/5kgP).  
 

Chú ý:

- Thuốc điều trị 3 bệnh do Anatipestifer, E.coli và Salmonella về nguyên tắc gần giống nhau, cho nên các cách đều được áp dụng để điều trị các bệnh này. Điểm khác biệt: căn nguyên và nguồn lây bệnh khác nhau, cần phân biệt để có biện pháp phòng. Ví dụ: vi khuẩn Salmonella rất dễ có trong bột thịt xương nên cần loại trừ thức ăn nghi ngờ nhiễm bệnh, E.coli dễ nổ thành dịch khi môi trường bị ô nhiễm cho nên cần vệ sinh môi trường, Anatipestifer chỉ gây bệnh ở vịt con nên phòng bệnh trong giai đoạn này là chính.
- Khi vịt bị bệnh dịch tả  (biểu hiện tiêu chảy, lười vận động, ngại bơi, sợ ánh sáng, sưng phù đầu, khô chân, vịt mái kêu như vịt đực, giảm sản lượng trứng, tỷ lệ chết cao) cần tiêm ngay vacxin dịch tả vịt cho toàn đàn (pha lẫn với kháng sinh Enroseptyl-L.A với liều 1ml/10kgP, 1lần duy nhất, kể cả con đang ốm), sau đó cho toàn đàn uống  3 ngày kháng sinh (Pharmequin, Enro-flox 5%, Pharamox, Ampi-col, Pharm-flor hoặc P.T.H-pharma) kết hợp với men tiêu hoá sống (Pharbiozym hoặc Pharselenzym). Cá thể nặng tiêm thêm kháng sinh như Combi-pharm, Enroseptyl-L.A hoặc Lincoseptin kết hợp thuốc bổ, hạ sốt. 
- Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi 1 lần/tuần (Cloramin-T).
 
Thuốc PTH Pharma: Đặc trị thương hàn, tụ huyết trùng, E.coli
Thuốc PTH Pharma: Đặc trị thương hàn, tụ huyết trùng, E.coli
Thuốc Combi Pharm
Thuốc Combi Pharm
Thuốc Pharm flor: Đặc trị thương hàn, Bạch lỵ, Đặc biệt phòng bội nhiễm trong hội chứng, hố hấp sinh sản ở lợn (Bệnh tai xanh)
Đặc trị thương hàn, Bạch lỵ, Đặc biệt phòng bội nhiễm trong hội chứng, hố hấp sinh sản ở lợn (Bệnh tai xanh)
Thuốc Enroseptyl-L.A: Đặc trị Phó thương Hàn, Ho Suyễn
Thuốc Enroseptyl-L.A: Đặc trị Phó thương Hàn, Ho Suyễn
 
Trích dẫn Pharmaviet






TIN TỨC KHÁC :