Phương pháp phòng trị bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà

Ngày đăng: 2016-05-18 08:25:22


Giới thiệu một số bệnh thường gặp trên gà và cách phòng trị như: Hô hấp mãn tính (CRD), bệnh Newcastle (bệnh dịch tả) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm để giúp bà con nông dân cách phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, có hiệu quả cao.

 

Hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều bệnh trên gia súc và gia cầm, đặc biệt các bệnh của gà khiến cho bà con nông dân không khỏi lo lắng, hoang mang. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số tư vấn về các bệnh thường gặp ở gà như: Hô hấp mãn tính (CRD), bệnh Newcastle (bệnh dịch tả) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm để giúp bà con nông dân cách phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, có hiệu quả cao.

 

1. Các biện phòng trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD)

* Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…

Phương pháp phòng trị bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà,Các biện phòng trị bệnh hô hấp mãn tính ở gà

 

* Phòng bệnh:

- Điều quan trọng hàng đầu là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước).

- Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.

- MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.

- Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).

- Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.

- Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…

* Điều trị bệnh:  Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.

 

2. Các biện pháp phòng trị bệnh dịch tả ở gà (Newcastle)

Còn được gọi là bệnh rù, là bệnh thường gặp nhất ở gà, chim cút, bồ câu, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.

* Phát hiện bệnh:

- Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng... Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.

Phương pháp phòng trị bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà, Các biện pháp phòng trị bệnh dịch tả ở gà

 

* Phòng bệnh:

- Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.

- Phòng bệnh bằng vaccin đối với gà thịt (gà trắng) phải dùng 2 lần. Đối với gà trống, gà đẻ trứng cần 5-6 lần và gà thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.

- Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.

 

3. Các pháp phòng trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà(Infectious Bronchitis-IB)

Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con.

Phương pháp phòng trị bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà, Các pháp phòng trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

 

* Phát hiện bệnh:

- Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.

- Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác

- Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.

- Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.

* Phòng bệnh:

- Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…

- Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.

- Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm đẻ thì nên loại thải.

- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB

- Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng...

 


Theo Khoa học công nghệ Hải Phòng





TIN TỨC KHÁC :