Chăn nuôi

Giá heo (lợn) hôm nay 16/1: Đồng Nai, lợn đẹp "không tì vết" mới được 33.000 đồng/kg

Ngày đăng: 2018-01-16 07:33:06


Cập nhật thông tin về giá heo (lợn) hơi mới nhất ngày 16/1: Tại thủ phủ chăn nuôi heo ở Đồng Nai, giá thị trường tự do đang dao động từ 28.000 – 30.000 đồng/kg; giá lợn VietGAHP cao hơn từ 30.000  – 32. 000 đồng/kg.

 
 

Cuộc chiến giá heo (lợn) còn kéo dài

Theo ông Trần Hữu Trung, hộ chăn nuôi lợn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai), thị trường thịt lợn hơi hiện duy trì 2 mức giá cho 2 phân khúc khác nhau. Giá thị trường tự do đang dao động từ 28.000 – 30.000 đồng/kg; giá lợn VietGAHP cao hơn từ 30.000  – 32. 000 đồng/kg. Với lợn VietGAHP loại 1, tức lợn “đẹp không tỳ vết” mới được giá 33.000 đồng/kg. “Nói chung lợn VietGAHP đỡ bị ép giá hơn chứ vẫn chưa chủ động được quyền treo giá, hiệu quả vẫn chưa cao. Cứ cách vài tháng, thị trường lại biến động một đợt” - ông Trung cho biết.

gia heo (lon) hom nay 16/1: dong nai, lon dep khong ti vet moi duoc 33.000 dong/kg hinh anh 1

Giá heo (lợn) hơi hôm nay vẫn còn thấp khiến cuộc chiến giá thành vẫn còn nhiều cam go cho chăn nuôi nông hộ.  Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Võ Văn Chánh đề nghị Sở NNPTNT Đồng Nai đánh giá chính xác nguyên nhân cụ thể, vì sao việc thực hiện vùng chăn nuôi tập trung chưa hiệu quả. Xác định rõ đâu là vùng được phép chăn nuôi, đâu là vùng cấm chăn nuôi. Đồng thời phải xây dựng quy hoạch chung cho ngành chăn nuôi, trong đó phải xử lý triệt để các vướng mắc lâu nay.

Theo ông Phan Minh Báu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, giá thành vẫn là cuộc chiến quan trọng nhất hiện nay. Nguồn cung thức ăn, hệ thống con giống vẫn do các doanh nghiệp FDI thống trị, ngành chăn nuôi hoàn toàn thiệt thòi. “Cần có sự quản lý đối với cả thương lái. Qua những biến động liên tiếp vừa rồi, họ chính là những người có lời nhất, nhưng cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới uy tín và sản phẩm của thị trường” - ông Báu nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, từ năm 2008, hoạch định chiến lược chăn nuôi căn cứ trên tốc độ tăng trưởng GDP; thu nhập quốc dân cao bao nhiêu thì sản phẩm vật nuôi tăng theo bấy nhiêu. Hoạch định đúng nhưng GDP không tăng như mong muốn. Sản phẩm chăn nuôi bị chia thị phần bởi các sản phẩm khác như thủy sản, cây trồng nên cơ cấu bữa ăn thay đổi.

Khu chăn nuôi làm khó chăn nuôi

Việc hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh, lâu nay vẫn được coi là giải pháp cần thiết cho thực phẩm sạch. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn hiểu chăn nuôi tập trung là gom tất cả vào một khu giống như làm công nghiệp. Quan niệm này đến nay cần xem xét lại về tính hiệu quả.

Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có 139 vùng chăn nuôi tập trung. Đến nay, ngoại trừ khu LPZ do Ngân hàng Thế giới tài trợ ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), nhiều vùng quy hoạch tập trung vẫn chưa thu hút được người chăn nuôi. Nhiều vùng quy hoạch chỉ mới tiến hành phân chia địa giới hành chính chứ quỹ đất của nhà nước để cho người dân thuê thì lại không còn nhiều. Cùng với việc đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giá cả đất đai trong khu quy hoạch cao... nên người chăn nuôi vẫn chưa mặn mà; các trang trại chăn nuôi quy mô lớn vẫn được đầu tư trong khu dân cư.

Ông Ngô Thanh Tùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất kể nhiều khu đất ở huyện trước khi được quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung giá chưa tới 30 triệu đồng/1.000m2. Bây giờ, 400 triệu đồng/1.000m2 mà nhiều người còn không bán. Giá đất cao nên người chăn nuôi muốn vào cũng khó.

Theo ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung là nhằm quản lý chăn nuôi tốt hơn. Nhưng do việc quy hoạch chưa phù hợp nên thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả.


Theo Nguyên Vỹ / Dân Việt





TIN TỨC KHÁC :