Chăn nuôi
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ngan
Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân tỉnh ta thường nuôi ngan theo phương thức chăn thả. Từ khi thức ăn hỗn hợp viên ra đời và có dịch vụ trên thị trường. Một số gia đình đã mở ra hướng nuôi ngan tập trung theo phương thức nuôi nhốt hoặc vừa nhốt vừa thả.
Kỹ thuật chăn nuôi ngan pháp
Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân tỉnh ta thường nuôi ngan theo phương thức chăn thả. Từ khi thức ăn hỗn hợp viên ra đời và có dịch vụ trên thị trường. Một số gia đình đã mở ra hướng nuôi ngan tập trung theo phương thức nuôi nhốt hoặc vừa nhốt vừa thả.
Lợi dụng tính chất đẻ liên tục của vịt mái cỏ lai ở các vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Thả ngan trống vào đàn vịt mái tỷ lệ 1 trống 5 - 6 mái, lấy trứng ấp, sẽ cho ta thế hệ vịt lai ngan. Trống và mái có trọng lượng bằng nhau khi trưởng thành. Vịt lai ngan là con vật lai hỗn chủng (Hybrid) là kết quả lai đặc hiệu giữa con ngan (Cairina Moschata L) và con vịt (Anas Platyrhynchos L). Vịt lai ngan không sinh sản được (bất dục), nhưng cho ta sản phẩm là thịt và gan béo rất có giá trị. Chất lượng thịt vịt lai ngan bằng thịt ngan. Hiện nay thịt vịt lai ngan đang được thị trường mến mộ, chấp nhận và được giá. Hiện tại nông dân tỉnh Nghệ An đang nuôi những giống sau :
1. Giống ngan nội
Ngan nội hay còn gọi là ngan dé, ngan cỏ nuôi 3 tháng tuổi trọng lượng con mái đạt 1,8 - 2,2 kg, con trống đạt 3 - 3,5 kg. Sản lượng trứng là 60 - 80 quả/mái trong một năm. Mỗi năm thường đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 15 - 20 quả rồi lại ấp và nuôi con.
2. Giống ngan Pháp
Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An nhập về từ năm 1998 và hàng năm được nhập về với số lượng ít, đã phân biệt trống mái từ khi mới nở, phân bổ đều cho các huyện chăn nuôi nhân giống. Ngan Pháp có tính thích nghi cao với điều kiện tỉnh ta nên dễ nuôi, ít bệnh. Ngan Pháp nuôi 3 tháng trọng lượng 4,2 - 4,8kg, con mái đạt 2,3 - 2,8 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,7 - 2,8 kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Hiện nay Tỉnh ta đã nhập 2 dòng là dòng R31 màu lông đen và dòng R51 màu lông trắng, sản lượng trứng 160 quả/mái/2 chu kỳ đẻ trong một năm.
3. Vịt lai ngan
Như trên đã nêu dùng ngan trống lai với vịt cho ra thế hệ vịt lai ngan nuôi thịt, con lai trống và mái bằng nhau. Khi mái trưởng thành 3 tháng tuổi trọng lượng đạt từ 2,5 - 3,5 kg.
Nếu lấy vịt trống lai với ngan mái. Con lai nở ra, khi nuôi thịt, con trống to nhưng con mái sẽ nhỏ. Được 3 tháng tuổi con trống đạt trọng lượng 3 - 3,5 kg, con mái đạt 2 - 2,2 kg. Cả trống và mái của vịt lai ngan đều bất dục.
KỸ THUẬT NUÔI NGAN (VỊT XIÊM)
A - KỸ THUẬT NUÔI VỊT NGAN TỪ 1-56 NGÀY TUỔI:
1. Chuẩn bị chuồng nuôi:
Trước khi nhận ngan về nuôi phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường, lưới. Phải quét vôi nền chuồng và xung quanh tường cao 0,8 - 1 m.
Sau khi chuồng khô cho dăm bào, trấu, rơm hoặc rạ băm nhỏ làm độn chuồng và xông bằng foocmon + thuốc tím hoặc phun crerin. Nuôi nhốt kết hợp với chăn thả phải chuẩn bị vây ràng. Có thể nuôi trên sàn lưới.
Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ sau đó ngâm vào dung dịch foocmôn 0,3 - 0,4% rồi để khô. Nuôi nhốt kết hợp với chăn thả nên sử dụng mẹt bằng tre hoặc nilong thay máng ăn cho ngan.
Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng, không có gió lùa.
Trước khi đưa ngan con vào phải sưởi ấm chuồng trước.
2. Nhiệt độ chuồng nuôi
Để đảm bảo cho ngan mạnh khoẻ nhiệt, độ chuồng nuôi khi ngan 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 30 - 320C. Từ ngày tuổi thứ 4 trở đi, mỗi ngày giảm 10C cho tới khi đạt 200C.
Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu ngan. Trung bình cứ 200W cho 75 con ngan và 140 con ngan cần 1 chụp sưởi. ở những nơi không có điện cần sưởi ấm bằng đèn tọa đăng, nước nóng, bếp trấu, bếp than nhưng phải hạn chế khí CO2.
3. ẩm độ không khí
ẩm độ thích hợp cho ngan con là 60 - 70%, song ở nước ta ẩm độ không khí rất cao có khi lên tới 80 - 90%. ẩm độ cao nguy hiểm cho ngan con, nền chuồng ướt làm cho ngan con cảm nhiễm bệnh dễ dàng, mật độ chuồng nuôi và ẩm độ không khí tỷ lệ thuận cho nên ẩm độ cao cần phải hạ thấp mật độ ngan và ngược lại. Khi độ ẩm cao cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất đôn chuồng khô hàng ngày để giữ cho ngan ấm chân và sạch lông.
4. Mật độ và độ lớn của đàn
Hai yếu tố mật độ và độ lớn của đàn tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu đàn nhỏ có thể tăng mật độ và ngược lại, nuôi nhốt kết hợp với chăn thả còn phụ thuộc vào bãi chăn thả.
Giai đoạn tuổi |
Hình thức nuôi |
Mật độ tối đa (con/m2) |
1 – 10 ngày tuổi |
Chuồng không sân chơi |
32 |
11 – 28 ngày tuổi |
Chuồng có sân chơi |
18 |
29 – 56 ngày tuổi |
Nuôi nhốt |
6 |
5. Chế độ chiếu sáng
Từ tuần lễ thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 24/24 h, sau đó là 18/24h. Cường độ ánh sáng cho ngan trong giai đoạn này là:
1 – 10 ngày tuổi 3W/m2
11 – 56 ngày tuổi 1,5W/m2. Trong thời gian này ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
ở những nơi không có điện, cần thắp sáng bằng đèn dầu đảm bảo đủ ánh sáng để ngan đi lại ăn, uống một cách bình thường, chống xô đàn và đè nhau gây tỷ lệ chết cao.
6. Thông thoáng
Lượng cung cấp không khí phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng. Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch cho những khí thải của phân được đưa ra ngoài và nhiệt độ cần cho ngan ở mức cho phép. Trong giai đoạn ngan con 1 - 14 ngày tuổi, tốc độ gió không được quá 0,3 m/s.
7. Cung cấp nước uống
Ngan là loại thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải trong sạch và thường xuyên. Ngan ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10 - 120c, tuần tuổi thứ 2 và 3 không lạnh quá 6 - 80c và cũng cần hạn chế ngan uống nước trên 200c. Nhu cầu nước uống trung bình:
1 - 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày.
8 - 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày.
15 - 24 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày.
22 - 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày.
Nếu là nuôi chăn thả cho ngan uống nước những nơi nước trong, sạch, ở những nơi nhốt ngan ban đêm nên có máng nước cho ngan uống.
8. Thức ăn và nuôi dưỡng
Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên, hoặc thức ăn đậm đặc trộn với cơm, hoặc dùng các đơn nguyên như: Tấm, ngô, gạo lứt, đỗ tương, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá nhạt, bột màu, bột đầu tôm, premix VTM, khoáng hoặc dùng cơm (cho ngan con). Thóc luộc, thóc sống (cho ngan choai, hậu bị, sinh sản) trộn với mồi tươi (30 - 40% tuỳ loại) như: Tôm, tép, cua, ốc, giun đất, don dắt, rạm, bọ đỏ . . . và các loại côn trùng khác. Có thể dùng bổ sung thêm rau xanh.
Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi : Thức ăn đạt 18% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.
+ Giai đoạn 22 - 56 ngày tuổi : Thức ăn đạt 16% đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890 kcal.
Ngan thương phẩm thức ăn đạt 15% đạm tiêu hoá, năng lượng 3.000 kcal.
Không sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần ăn cho ngan vì dễ nhiễm Aflatoxin, riêng ngô nên sử dụng cho ngan nuôi giống không quá 20%, ngan nuôi thương phẩm không quá 30%.
* Kỹ thuật cho ngan ăn:
Trước khi cho ngan ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho ngan ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để ngan phát triển đồng đều.
Ngan 28 ngày tuổi giữ trọng lượng trung bình ngan mái 0,6 kg, trống 0,8 kg/con. 56 ngày tuổi trung bình ngan mái 1,5 kg, trống 2,3 kg/con.
+ Giai đoạn ngan từ 1 - 29 ngày tuổi : Dùng thức ăn dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho ngan ăn. Đối với ngan chăn thả khi cho ăn trên nền hoặc nilon phải rắc thức ăn đều và rộng để tất cả ngan được ăn một lúc. Nhu cầu lượng thức ăn hàng ngày cho ngan như sau :
Ngày tuổi |
Thức ăn( gr/con/ngày) |
Ngày tuổi |
Thức ăn (gr/con/ngày) |
1 |
4 |
15 |
60 |
2 |
8 |
16 |
64 |
3 |
12 |
17 |
68 |
4 |
16 |
18 |
72 |
5 |
20 |
19 |
76 |
6 |
24 |
20 |
80 |
7 |
28 |
21 |
84 |
8 |
32 |
22 |
88 |
9 |
26 |
23 |
92 |
10 |
40 |
24 |
96 |
11 |
44 |
25 |
100 |
12 |
48 |
26 |
104 |
13 |
52 |
27 |
108 |
14 |
56 |
28 |
112 |
Từ ngày tuổi 29 – 56 cho ăn 112 gr/con /ngày. ở giai đoạn 29 ngày tuổi trở đi mục tiêu là giữ cho đàn ngan giống phát triển trọng lượng theo biểu đồ, vì sự sai khác về trọng lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này. Nếu trọng lượng vượt phải giảm lượng thức ăn hàng ngày và ngược lại.
Đối với ngan nuôi thương phẩm cho ngan ăn tự do (cả nuôi nhốt và nuôi thả). Đến 63 ngày tuổi (nuôi nhốt) 84 ngày tuổi (nuôi chăn thả) là kết thúc đạt trọng lượng giết thịt.
9. Kiểm tra đàn ngan
Trạng thái đàn ngan cho phép ta đánh giá về sức khoẻ của nó :
- Ngan con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn ngan khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu.
- Ngan con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.
- Ngan con nằm há mỏ, cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao
- Ngan không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa.
- Ngan bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.
Kiểm tra sức khoẻ đàn ngan hàng ngày:
Những con ngan ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, khi đàn ngan biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho thú y. Kết thúc giai đoạn 56 ngày tuổi chọn giống để chuyển lên hậu bị. Để tỷ lệ đực/ mái cho các đàn giống là 1/4.
B - NUÔI NGAN HẬU BỊ
Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ 57 ngày tuổi đến khi bắt đầu đẻ, trong suốt thời gian này ngan phát triển dưới điều kiện tự nhiên. Ngan nuôi thức ăn hạn chế, cả số lượng và chất lượng làm sao đạt trọng lượng ở mức yêu cầu giống để đảm bảo có năng suất đẻ trứng cao trong giai đoạn sinh sản. Ngan đực và mái được nuôi chung một đàn.
1. Điều kiện khí hậu
Ngan đòi hỏi điều kiện khí hậu không ngặt ngèo, song cần lưu ý trong thời gian thay lông, ngan mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa. Do đó chuồng nuôi trong thời gian này phải sạch và khô ráo, mùa hè phải có bóng râm cho ngan tránh nắng.
2. Bố trí sân chơi
Tốt nhất sân chơi cho ngan hậu bị là bãi cát, bãi cỏ. Trước khi sử dụng nên dọn sạch sẽ và tiêu độc. Sân chơi của ngan có thể là sân gạch hoậc bê tông. Song sân phải nhẵn để tránh những xây xát ở gan bàn chân, tạo cho nấm xâm nhập vào cơ thể, sân chơi phải được quét dọn thường xuyên.
Đối với ngan chăn thả thì bãi cỏ hoặc bờ đê, bờ ao là những nơi ngan tránh nắng và có lán che cho ngan tránh mưa.
3. Mật độ
Nuôi nhốt chuồng có sân chơi mật độ 4 - 5 con/m2
4. Cung cấp nước
Ngan hậu bị cần nước để bơi và uống nếu nuôi chăn thả, nếu nuôi khô thì cần nước uống nhưng phải sạch. Nếu chăn thả ở những vùng biển mặn thì phải cung cấp đủ nước ngọt cho ngan uống hàng ngày.
5. Thức ăn cho ngan
Từ 9 - 25 tuần tuổi yêu cầu thức ăn đạt Protein 14 - 15 %; năng lượng 2.890 Kcal. Lượng thức ăn như sau :
9 - 11 tuần là 112 gam/con/ngày.
12 - 15 tuần là 120 gam/con/ngày.
16 - 18 tuần là 125 gam/con/ngày.
19 - 21 tuần là 130 gam/con/ngày.
22 - 23 tuần là 135 gam/con/ngày.
Từ 24 - 25 tuần tuổi ngan ăn theo khẩu phần ngan đẻ.
Trong giai đoạn này vẫn thường xuyên kiểm tra trọng lượng ngan 2 tuần 1 lần, cân để điều chỉnh thức ăn sao cho mái đạt trọng lượng của giống: 24 tuần tuổi con mái đạt 2,2 - 2,3 kg/con, con đực đạt 4 - 4,5 kg.
Nuôi chăn thả có thể sử dụng thóc, ngô, khoai, đầu tôm tươi, don dắt, cua , ốc . . . thay thế cho thức ăn hỗn hợp. Song từ các nguyên liệu đó phải cân đối đủ đạm và năng lượng.
6. Kiểm tra sức khoẻ đàn ngan
Hàng ngày phải kiểm tra sức khoẻ đàn ngan từ sáng, có sự thay đổi nào về sức khoẻ của đàn ngan báo ngay cho thú y để xử lý.
7. Chất độn chuồng
Độn chuồng phải khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên phải rắc thêm để ngan được sạch và độn chuồng không được mốc.
8. ánh sáng và chế dộ chiếu sáng
Giai đoạn từ 9 tuần đến trước khi ngan đẻ 5 tuần sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Trước khi ngan đẻ 5 tuần đảm bảo 10h chiếu sáng 1 ngày
Trước khi ngan đẻ 4 tuần đảm bảo 12h chiếu sáng 1 ngày
Sau đó mỗi tuần tăng 1h cho tới khi đạt mức chiếu sáng 18h/ngày
Trước khi kết thúc giai đoạn ngan hậu bị 2 tuần, tiến hành chọn lọc thông qua ngoại hình, chỉ đưa những con đạt tiêu chuẩn giống vào đàn sinh sản, nếu nuôi nhốt thì chuyển vào khu chuồng nuôi đẻ. Khi chọn để lại tỷ lệ đực/mái : 1/5.
C - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGAN ĐẺ (kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm đẻ)
1. Điều kiện khí hậu nuôi ngan
Tạo điều kiện khí hậu thích hợp cho ngan đẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với ngan đẻ là 16 - 240c và độ ẩm là 60 - 80%. Chuồng nuôi và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ.
2. Sân chơi
Sân chơi phải bằng phẳng, bãi cát, bãi cỏ bê tông. Sân chơi dốc ra ngoài để thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu nuôi ngan khô thì song song với chuồng nuôi là máng uống nước có tấm ngăn tránh ngan vào bơi. Nếu sử dụng mương thì phải thường xuyên thay nước.
3. Mật độ
Đối với chuồng có sân chơi mật độ từ 3 - 4 con/m2 là phù hợp. Nếu mật độ cao quá làm giảm năng suất đẻ trứng và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu đi. Nhưng nếu mật độ thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại. Nuôi chăn thả thì tuỳ theo vùng sinh thái mà để độ lớn đàn cho phù hợp.
4. ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Cung cấp đủ 17 - 18h chiếu sáng mỗi ngày trong suốt giai đoạn ngan đẻ. Thời gian chiếu sáng không đảm bảo sẽ làm giảm sản lượng trứng. Cường độ chiếu sáng là 5w/m2
5. Cung cấp nước.
Nhu cầu phụ thuộc vào thời gian đẻ trứng từ 600 - 700 ml/con /ngày. Ngan nuôi có mương bơi hoặc nuôi có máng uống đều phải sử dụng nước sạch và đủ nước. Nếu nuôi chăn thả buổi sáng, buổi chiều tối nên để ngan bơi ở những hồ có nước trong, sạch để uống, giao phối và làm sạch lông. Mùa hè phải che máng uống tránh để ngan uống nước nóng.
6. Thức ăn và chế độ cho ăn.
Mức nhu cầu cho mỗi kg thức ăn của ngan đẻ: đạm thô 17 - 18 %, năng lượng 2.700 kcal.
Chuyển từ thức ăn ngan hậu bị sang thức ăn ngan đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi ngan đẻ và tăng lượng thức ăn lên 10%. Khi ngan đẻ quả trứng đầu tiên tăng lượng thức ăn lên 15%. Khi đàn đẻ 5% tăng dần lượng thức ăn lên sao cho 7 ngày ngan ăn tự do theo nhu cầu. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, máng ăn phải để trong chuồng tránh mưa và sương làm mốc thức ăn.
Ngan chăn thả căn cứ từ nhu cầu trên để quy đổi thóc, đầu tôm, cua ốc . . . để đảm bảo nhu cầu cho ngan. Chú ý không nên chăn quá xa nơi nhốt ngan, nơi cho ăn phải ổn định sạch sẽ và đủ nước uống.
7. Thu nhặt trứng.
Chất độn ổ đẻ phải được thay thường xuyên, trứng thu nhặt vào buổi sáng từ 6 - 7h. Sau khi nhặt trứng nếu trứng bẩn phải rửa bằng Focmalin. Sau đó, trứng để ấp được đưa vào bảo quản ở kho lạnh.
8. Kiểm tra sức khoẻ đàn ngan
Hàng ngày buối sáng kiểm tra tình hình đàn ngan, nếu có sự thay đổi khác thường báo cho thú y xử lý.
9. Biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh
9.1. Biện pháp vệ sinh thú y
Vệ sinh thú y và phòng bệnh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi vịt, ngan đảm bảo an toàn cho người sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quá trình đầu tư chăn nuôi. Thực tế sản xuất cho thấy khi con giống và thức ăn đã được giải quyết tốt về căn bản thì vệ sinh thú y và phòng bệnh quyết định sự thành bại của nhà chăn nuôi.
Mặc dù được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một số bất lợi của môi trường sống, ngan, vịt vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh quan trọng tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Một số bệnh ở vịt, ngan khi đã bị bột phá sẽ nhanh chóng lây lan cho cả đàn, cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thời gian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt, bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng và gần đây là bệnh cúm gia cầm... Chính vì vậy những hiểu biết cơ bản về vệ sinh thú y và phòng bệnh ban đầu là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho người chăn nuôi.
9.1.1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu và đủ diện tích sân chơi như đã quy định ở phần trên.
- Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại ngan - vịt và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.
- Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt – ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.
- Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiên hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng.
+ Vôi bột : rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2- 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (Biện pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột).
+ Nước vôi : dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường, để khô sau đó rải chất độn chuồng và đưa vịt, ngan vao.
+ Dùng Formol (1 – 3%) : Phun toàn bộ nền và tường chuồng.
- Độn chuồng : Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm rạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày, sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng.
Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt, ngan..., phải được rửa sạch sau đó sát triùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt – ngan về.
9.1.2. Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Thức ăn : Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng khẩu phần. Tuyệt đối không cho vịt – ngan ăn các loại thức ăn ôi, mốc. Thức ăn bị nhiễm nấm mốc chứa nhiều độc tố của nấm mốc là một trong các nguyên nhân gây chết ngan - vịt đặc biệt là vịt – ngan con và làm giảm tỷ lệ trứng rất nghiêm trọng đối với vịt, ngan sinh sản. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao, trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như RTD- Lactovet, RTD- Men USB...
- Nước uống : Nước uống cho vịt phải là nước sạch, không dùng nước đục, nước ao, hồ tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng RTD – Iodine 10% (1ml/ 2lít nước uống) để khử trùng nước uống cho vịt, ngan, hoặc Chloramine B (1g cho 1 lít nước).
9.1.3. Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng 7 – 15 ngày.
9.1.4. Xử lý chất thải và gia cầm chết
Từ trước đến nay hầu như sử dụng chất thải và phân của chăn nuôi gia cầm cho trồng trọt không qua sử lý cho nên ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và dễ lây lan dịch bệnh.
Không sử dụng chất thải và phân của gia cầm khi chưa được xử lý.
Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.
Phân và độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt.
Xác gia cầm chết phải tiến hành huỷ theo phương pháp thiêu đốt, không nên chôn sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường.
9.2. Chương trình phòng bệnh
Phải thực hiện ngiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ cách nhau 2 - 5 ngày tuổi.
Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15 - 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.
Ngan ốm và yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác ngan chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. Phân cần thu lại và đưa vào đúng nơi quy định.
Lịch tiêm phòng và uống thuốc phòng
Ngày tuổi |
Thuốc và cách dùng |
1 – 3 ngày |
Dùng thuốc phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng tác nhân Stress: Sáng: + RTD- Amcolicilin + RTD- Úm gia cầm. Chiều: + RTD- AC 110. + RTD- Stresroak. |
5 ngày |
- Tiêm phòng Kháng thể Viêm gan- dịch tả, tiêm bắp. Tiêm lặp lại lần 2 sau đó 10 ngày. - Phòng vaccine H5N1 lần 1. - Bổ sung RTD – ADB.Complex, RTD- Vitamin OS... |
18 – 21 ngày |
Bổ sung VTM và kháng sinh như : RTD- Vitamin OS, RTD- S.T.P, RTD- Amcolicilin, RTD- E.Biseptol để phòng tụ huyết trùng và phó thương hàn. |
70 – 120 ngày |
Bổ sung VTMảtTD- B.Complex (hạt), RTD- Vitamin OS... và kháng sinh RTD- S.T.P, RTD- Amcolicilin, RTD- E.Biseptol… Chú ý sự biến động về thời tiết, sức khoẻ của đàn ngan để bổ sung RTD- Stresroak và các kháng sinh phòng bệnh cho ngan 1 – 2 tháng một lần nhưng phải thay đổi loại thuốc dùng. |
180 – 190 ngày |
Tiêm vac xin phòng dịch tả lần 3, bổ sung kháng sinh và VTM. Sau khi ngan đẻ 4 – 5 tháng tiêm vac xin dịch tả lần 4 và bổ sung kháng sinh để phòng các bệnh vi trùng 1 – 2 lần trong 1 tháng. |
10. Những điều cần lưu ý chung
Sau đây là một vài điều lưu ý chung để kết luận:
Ngan vẫn bị mang tiếng là con vật đặc biệt mẫn cảm với một số thuốc (Đimétridazole, Furoxone, arsenic). Việc sử dụng liều lượng thuốc quá cao có thể là nguồn gốc gây nên hậu quả trên. Xét cho cùng, lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày của ngan trên 1 kg trọng lượng cơ thể cao hơn so với gà, nhất là ở 4 tuần đầu. Các liều thuốc dùng để trị bệnh thường được tính bằng mg/kg trọng lượng sống và có tham khảo liều lượng dùng cho gà.
Ngan do hấp thụ nhiều thức ăn hơn nên cũng nhận vào một liều thuốc cao hơn so với gà, nên ngay từ lúc đầu, nếu ta không chú ý giảm tỷ lệ thuốc trộn vào thức ăn thì có thể dẫn đến mức trúng độc. Như vậy ta phải chú ý đến đặc điểm này, với những điều chỉ dẫn của cán bộ thú y về thời gian điều trị bệnh và liều lượng thuốc sử dụng.
- Những loại thuốc kháng sinh cần được sử dụng một cách cẩn thận.
- Khi tiêm cho từng cá thể, thì liều đối với ngan bao giờ cũng phải thấp hơn so với các loại gia cầm khác, và phải tính đúng với trọng lượng ngan. Cũng không quên rằng ngan cái nhẹ hơn ngan đực.
- Nhằm mục đích phòng bệnh cho ngan, tốt nhất là nên dùng các loại Vitamin B, thứ thuốc bảo vệ gan ( Cholin, Methionin). Những khuyết tật về mọc lông và rụng lông có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của ngan. Có thể có nhiều nguyên nhân ghép:
+ Virut
+ Thiếu dinh dưỡng
+ Strees khác nhau . . .
Không nên nhầm các loại bệnh trên với tác hại của hiện tượng rỉa thịt nhau và cũng không nên quên là vẫn có những đợt thay lông tự nhiên.
Đây là một vấn đề phức tạp và vẫn còn nhiều công việc phải làm để cho lĩnh vực này được sáng tỏ.
D. ĐỊNH MỨC CÔNG NHÂN - VẬT TƯ GIỐNG
- chuồng trại- Thuốc phòng trị bệnh
1. Định mức công nhân
Công nhân chăn nuôi:
Người nuôi : 1.000 ngan thịt 1 ngày tuổi đến 84 ngày tuổi
1 người nuôi : 500 ngan hậu bị 84 ngày tuổi – 175 ngày tuổi.
1 người nuôi : 250ngan đẻ 175 ngày tuổi – 504 ngày tuổi.
2. Giống
Ngan nội : 6.000 đ/con
Ngan Pháp : 10.000 đ/con ( đã phân biệt trống mái tỷ lệ 1/4)
Tỷ lệ nuôi sống trung bình: 90% (Tại Nghệ An)
3. Vật tư
Thức ăn hỗn hợp:
- Định mức thức ăn cho ngan nuôi thịt đạt tiêu chuẩn xuất chuồng
Thức ăn hỗn hợp dạng hoàn chỉnh (dạng bột hoặc dạng viên)
+ 1 - 21 ngày tuổi : 19 % đạm tiêu hoá, năng lượng trao đổi 2.890 kcal/kg TA.
+ 22 -56 ngày tuổi: 17 % đạm tiêu hoá, năng lượng trao đổi 2.890 kcal/kg TA
+ 56 - 84 ngày tuổi : 14 - 15% đạm tiêu hoá, năng lượng trao đổi 3.000 kcal/kg.
Định mức 3,4 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng suốt quá trình nuôi thịt.
+ Ngan mái xuất bán 70 ngày tuổi (10 tuần tuổi)
+ Ngan trống xuất bán 84 ngày tuổi (12 tuần tuổi)
+ Nuôi ngan thương phẩm cho ăn tự do không hạn chế.
- Định mức thức ăn ngan nuôi hậu bị nuôi đẻ
9 - 25 tuần tuổi yêu cầu 12 % đạm tiêu hoá, năng lượng 2.890kcal/kg TA.
Tổng mức yêu cầu: 15,2 kg đến giai đoạn ngan đẻ
Tính đến : 25 tuần tuổi. Từ 24 - 25 tuần tuổi cho ngan ăn thức ăn ngan đẻ có 15 - 16 % đạm tiêu hoá, năng lượng trao đổi 2.700 kcal/ 1 kg thức ăn.
- Định mức thức ăn cho ngan đẻ
Yêu cầu thức ăn 15 - 16% đạm tiêu hoá, năng lượng trao đổi : 2.700 kcal/1 kg thức ăn.
Ngan Pháp bình quân trong quá trình đẻ ăn 150g/con mái/ngày.
Ngan nội bình quân trong kỳ đẻ ăn : 130g/con mái/ngày.
Tỷ lệ xơ trong thức ăn không nhỏ hơn 5 % khẩu phần và không lơn hơn 6 % khẩu phần ăn.
4. Định mức chuồng trại
Định mức đầu tư 500.000 – 700.000 đ/m2
- Nuôi ngan thịt thương phẩm trung bình : 4 - 5 con/m2 chuồng nuôi.
- Nuôi ngan hậu bị trung bình : 4 - 5 con/m2 chuồng nuôi.
- Nuôi ngan đẻ trung bình 3 - 4 con/m2 chuồng nuôi.
Quy mô đàn không nên quá 250 con/1 đàn cho tất cả các loại ngan
5. Định mức về thuốc thú y.
- Dịch tả ngan - vịt : 5.000đ/con/năm.
- Thuốc phòng tụ huyết trùng. 1.000đ/con/năm
- Thuốc điều trị các bệnh khác : 1.000 đ/con/năm.
Tổng cộng: 7.000 đ/con/năm.
6. Một số chỉ tiêu kinh tế của ngan Pháp và ngan nội.
- Số trứng đẻ trong 1 năm ngan Pháp : 164 quả; ngan Nội : 80 - 90 quả.
- Ngan Pháp đã khử gen tính đòi ấp. Tuy nhiên chưa triệt để khoảng 10% vẫn còn tính đòi ấp.
- Dòng R31 chậm đẻ hơn so với dòng R31 (ngan Pháp)./.
Từ khóa: kỹ thuật chăn nuôi ngan thịt, kỹ thuật nuôi ngan lấy thịt, quy trình chăn nuôi ngan, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm cho năng suất cao, mô hình nuôi ngan cho hiệu quả kinh tế cao, cung cấp con giống, cung cấp ngan giống, mua bán vịt xiêm giống, mua bán vịt ngan giống, cung cấp vịt xiêm giống, trang trại sản xuất ngan giống, trang trại sản xuất vịt xiêm giống
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó