Nông nghiệp

Kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống

Ngày đăng: 2016-02-05 03:36:37


1. Mục đích yêu cầu

Heo đực giống là heo dùng để khai thác tinh phối giống cho heo nái sinh sản. yêu cầu heo đực giống phải đạt tiêu chuẩn đặc cấp về ngoại hình và chất lượng tinh dịch, heo đực giống luôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

2. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật đối với heo đực giống

          - Một con heo đực giống tốt là một tài sản có giá trị đòi hỏi công chăm sóc lớn và đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi.
          - Đối với heo đực giống, số lượng và phẩm chất tinh dịch rất quan trọng. Khi đã chọn được giống tốt, số lượng và phẩm chất tinh dịch chịu ảnh hưởng của chế độ thức ăn, nuôi dưỡng và sử dụng heo đực.
          - Yếu chân và các bệnh về chân là nguyên nhân lớn nhất quyết định số phận của heo đực. Cần quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện nầy.
           - Heo đực giống tốt có ảnh hưỡng đến sức sản xuất của 40 - 50 heo nái khi cho phối giống trực tiếp và 400 - 500 heo nái khi cho thụ tinh nhân tạo.
           - Nếu sử dụng heo đực giống bị bệnh để phối giống cho heo nái thì sẽ gieo rắc mầm bệnh lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
 

3. Cách chọn heo đực giống.

          - Cần chọn heo đực giống có lý lịch rỏ ràng, là con của những căp ông bà, bố mẹ có năng suất cao, là cá thể lớn nhất trong đàn.
          - Chọn đực giống làm 2 đợt: Lần I lúc heo được 2 - 4 tháng tuổi và lần II trước khi bắt đầu cho phối giống.
          - Cần chọn những con đực có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống.
          - Heo đực khỏe mạnh, lưng thẵng, ngực nở, thể chất rắn chắc, không quá béo hoặc quá gầy, thân hình cân đối, hài hòa, chắc chắn, 4 chân thẵng, khỏe.
          - Heo đực phàm ăn, tăng trọng tốt, hiền lành nhưng không chậm chạp, tính dục hăng nhưng không xuất tinh quá sớm.
          - Chọn con đực có hai hòn cà lộ rỏ, nở, căng và đều nhau, không sệ lệch.
          - Heo ít nhất có 12 vú trở lên, da có độ đàn hồi tốt.
 
Kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống

trang trại sản xuất heo đực giống

 


Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo đực giống ngoại - kỹ thuật phối giống cho lợn nái

 

4. Chăm sóc nuôi dưỡng heo đực giống

          - Mục tiêu:

          * Heo đực không được quá béo, quá gầy.
          * Số lượng và chất lượng tinh dịch tốt.
          * Heo hoạt bát, nhanh nhẹn, phản xạ tốt, tính hăng cao.

          - Chăm sóc nuôi dưỡng heo đực giống.

          * Heo đực có thể bắt đầu được khai thác tinh dịch ở 7 - 8 tháng tuổi, tương ứng với khối lượng từ 90 - 100kg.
          * Khi mới bắt đầu phối giống, cho heo đực phối với những con cái nhỏ hơn, già hơn, có tính nết hiền, lặng lẽ, không nên cho phối với những con nái to, nái tơ vì heo đực dễ bị hoảng sợ do chưa có kinh nghiêm.
          + Khoảng cách khai thác tinh phải phù hợp với tuổi và thể trạng heo. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1 - 2 lần/tuần, thời gian sau đó khai thác 2 - 3 lần /tuần.
          + Sau mỗi lần khai thác tinh, cần vệ sinh đường sinh sản cho heo đực giống.
          + Không nên cho heo vận động hoặc tắm (nước lạnh) trong vòng 1 giờ sau khi khai thác tinh.
          + Thường xuyên kiểm tra bàn chân, cẳng chân, nếu có dấu hiệu bị què, bị đau cần cho heo nghỉ đến khi khỏi hẳn.
          + Không nên dùng heo đực quá 5 năm tuổi.
          + Thường xuyên tắm chải cho heo đúng cách
          + Xoa nắn dịch hoàn cho heo đực hậu bị, và đực làm việc mỗi ngày 1 lần, thời gian 10 - 15 phut.
          + Hàng ngày cho heo đực vận động 30 phút.
          + Tuyệt đối không được đánh đập heo đực giống có thể xua đuổi heo bằng roi.
          + Trước khi cho phối phải tác động kỹ thuật để heo dạn người, hăng tính dục.
          + Đối với heo đực nhảy trực tiếp: địa điểm phối giống phải bằng phẳng không gồ gề, trơn. 2 ngày 1 lần nhảy.
          + Đối với heo thu tinh nhân tạo:
          + Trước khi huấn luyện 15 -20 ngày phải tác động kỹ thuật để heo dạn người. hăng tính dục (nuôi dưỡng tốt vận động hàng ngày, tắm chải, xoa kích thích vào phòng lấy tinh để làm quen) nơi lấy tinh phải có nền chắc chắn, không trơn trượt, dễ vệ sinh sau khi lấy tinh.
          + Phải ghi sổ theo dõi về các chỉ tiêu: Tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, trọng lượng sơ sinh, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa cho tưng con đực giống.
          + Định kỳ giám định, kiểm tra đực giống (ngoại hình và thể chất) phẩm chất tinh dịch (bằng V.A.C.R.pH.X) về tỷ lệ sống chết, màu, mùi, độ vẩn, kết quả sinh sản để có quyết định loại thải.
 

Hàng ngày người nuôi heo đực giống phải làm đầy đủ các công việc sau:

          a). Buổi sáng:
          - Kiểm tra heo về số lượng, sức khỏe. Bàn giao heo cho người lấy tinh hoặc hổ trợ cho người lầy tinh.
          - Vệ sinh chuồng trại, quét máng ăn.
          + Hướng dẩn cho heo vận động mỗi con 30 phút, chải khô, xo nắn dịch hoàn 10 -15 phút
          - Cho heo ăn thức ăn tinh lần thứ I
          - Cho heo ăn rau xanh
          Thu dọn dụng cụ
          b) Buổi chiều:
          - Kiểm tra heo.
          - Quét dọn máng ăn.
          - Cho heo ăn thức ăn tinh lần II.
          - Tắm hoặc chải cho heo
          - Quét dọn chuồng.
          - Thu gom dụng cụ.
          - Kiểm tra đàn heo, cửa chuồng lần cuối.
 

5. Thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn.

5.1. Định mức thức ăn:

          - Tiêu chuẩn khẩu phần: Năng lượng trao đổi: 2.800 - 2.900 kcal/, Protein 14 - 15%.
          - Lượng thức ăn/con/ngày:
              + Heo đực giống trọng lượng từ 40-60kg: 1.8-2kg/ngày + 2 kg rau xanh.
              + Heo đực giống trọng lượng từ 61-90kg: 2-2.2g/ngày + 2 kg rau xanh.
              + Heo đực giống trọng lượng trên 90kg: 2.2-2.5kg/ngày + 2.5 kg rau xanh.

5.2. Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn:

          - Cho ăn thức ăn hổn hợp, phải đảm bảo năng lượng trao đổi và Protein.
          - Cung cấp đủ nước sạch cho heouống.
          - Ngày phối giống cho heoăn thêm 2 quả trứng và thóc mầm hoặc giá đổ.
          - Phải cung cấp đúng khẩu phần thức ăn để tránh heođực quá béo hoặc quá gầy.
 

6. Phòng bệnh cho heo đực

          Tiêm phòng vaccin định kỳ vào tháng 3-4 và tháng 8-9 với các loại vaccin phòng bệnh: Bệnh Tụ Huyết Trùng, Dịch Tả lợn. FMD, PRRS.

 


Theo Trung tâm giống Nông nghiệp Hậu Giang





TIN TỨC KHÁC :