Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Bạch đàn đỏ

Ngày đăng: 2015-08-26 00:23:08


Tên Việt Nam: BẠCH ĐÀN ĐỎ

Tên khoa học: Eucalyptus robusta

Họ: Myrtaceae

I. Đặc điểm hình thái

- Cây gỗ lớn, nơi nguyên sản có thể cao 20 – 30 m, đường kính 1 m. Thân hình trụ thẳng. Vỏ màu xám, dày, nứt dọc sâu, nhiều sơ. Cành non màu đỏ tím.

- Lá đơn mọc cách. Phiến lá hình trứng đến ngọn giáo rộng nhọn dài về phía đầu, gốc gần tròn hoặc hình nêm.

- Hoa màu trắng vàng, gồm 4 – 12 hoa hợp thành tán ở nách lá.

- Quả nang hình trụ hay hình trứng ngược.

II. Phân bố địa lý

- Cây nguyên sản ở Australia. Cây được nhâp trồng vào Việt Nam trồng ở Nghệ An (Cầu Cấm), Quảng Ninh (Cửa Ông), và các tỉnh Nam Bộ.

- Cây ưa khí hậu nóng, ẩm, đất tính acid, tầng đất sâu, độ phì cao, thoát nước. Trên đất nghèo xấu sinh trưởng rất kém. Cây sinh trưởng nhanh trong 10 – 15 năm đầu, sau chậm dần.

III. Giá trị kinh tế

Gỗ có dác lõi phân biệt, dác màu đỏ nhạt, lõi màu đỏ sẫm, vòng năm không rõ ràng, rộng hẹp không đều, cứng, thớ vặn. Gỗ dùng trong xây dựng, làm cột điện, trụ mỏ, thùng xe, đóng thuyền, ván sàn và đồ dùng thông thường. Gỗ dưới 15 tuổi có thể làm giấy, lá và cành non chứa 0,1% tinh dầu. Vỏ thân có nhiều tanin (20,5%).

IV. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng

IV.1 Chuẩn bị đất trồng

- San ủi thực bì, đốt dọn, cày phá lâm phần bằng cày chảo 3.

- San bằng các gốc cây, gò mối, cày bằng cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất.

IV.2 Thiết kế mật độ trồng rừng

Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau (1.111 cây/ha, 1.667 cây/ha). Thông thường thì trồng với mật độ 1.667 cây/ha, thiết kế theo kích thước 3 m x 2 m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m) để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.

IV.3 Đào hố

- Kích thước hố đào 30 x30 x30 cm.

- Hố được đào trước khi trồng 7 – 10 ngày. Trường hợp đất được cày bừa thì hố đào được thực hiện cùng với quá trình trồng rừng và bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 50 – 100 gram/hố họăc phân hữu cơ sinh học từ 0,5 – 1,0 kg/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1 – 2 cm

IV.4 Trồng cây

- Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu.

- Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào· gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 - 3 cm; hố lấp hình mu rùa.

IV.5 Chăm sóc

- Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những vị trí có cây con chết phải được trồng dặm ngay.

- Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

- Tiến hành chăm sóc 2 lần/năm: Lần 1 tiến hành vào đầu mùa mưa, lần 2 chăm sóc vào gần cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc: Phát thực bì tòan diện; dãy cỏ, bón phân, vun gốc cho cây rộng 0,8 – 1,0m; lượng phân bón là 100-150 gr NPK/gốc. Bón phân trong 3 năm đầu.

- Sử dụng cơ giới để cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, thực hiện 2 lần/năm.

IV.6 Bảo vệ, phòng chống cháy rừng

- Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

- Phòng chống cháy rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng.

- Trên mỗi hàng cây cần dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, đặt biển báo cấm đốt lửa trong rừng ngay ngoài bìa rừng.

Trích nguồn: Giống cây trồng Nam Bộ






TIN TỨC KHÁC :