Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê

Ngày đăng: 2016-05-30 10:42:47


Tuyến trùng là những sinh vật sống trong đất thuộc ngành Nematoda thường có kích thước nhỏ phải quan sát quan kính hiển vi, tuyến trùng sống ký sinh ở nhiều bộ phận của cây tuy nhiên rễ là nơi gặp nhiều nhóm tuyến trùng ký sinh nhất, tuyến trùng phá hại rễ cây trồng bằng nhiều cách khác nhau, có loài chỉ phá hoại phần biểu bì của rễ, có loài đục sâu vào trong rễ sống ký sinh trong rễ khiến rễ phản ứng lại tạo nên những khối u sưng  có hình dạng bất định làm biến dạng rễ, làm giảm khả năng cây hấp thụ nước và dinh dưỡng làm cho cây trồng bị  suy yếu, tác hại gây ra do tuyến trùng thường tương đối nhẹ xảy ra chậm chạp, tuy nhiên khi mật độ tuyến trùng phát triển nhiều bộ phận rễ bị hư hại nặng cây trồng có thể bị chết, những thương tổn do tuyến trùng gây ra là cơ hội cho các loại nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ. Hầu hết tuyến trùng có dạng hình giun, 1 số có dạng hình thoi dài, một số loài ở con cái trưởng thành có dạng hình quả lê.

 

phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê, Biện pháp phòng chống tuyến trùng hại cây cà phê

 

Trong bài viết này chúng ta đề cập đến tuyến trùng gây hại trên cà phê.

 

1. Tác nhân của  tuyến trùng hại cây cà phê:

Tuyến trùng gây hại trên Cà phê thuộc chi Meloidogyne, có 5 loài được tìm thấy là M. incognita , M.arenaria , M. exigua , M. javanica và M. coffeicola trong đó M. exigua và M. coffeicola gây hại kinh tế cho cà phê. Một chi khác cũng được báo cáo là Pratylenchus coffeae loài này ngoài gây hại cho cây cà phê còn có ký chủ khác là chuối, cam quýt…Hiện nay ở Việt nam đã ghi nhận có 30 loài tuyến trùng gây hại cho cà phê, thiệt hại do tuyến trùng gây ra đối với các vùng trồng cà phê tại Tây nguyên ngày càng được quan tâm.

meloidogyne, Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê

 

2. Triệu chứng của  tuyến trùng hại cây cà phê:

Triệu chứng đầu tiên là cây chậm phát triển, lá vàng dần sau đó bị rụng, thời gian diễn biến bệnh khá dài tùy thuộc vào mức độ số lượng của quần thể tuyến trùng gây hại, đỉnh sinh trưởng của cây chậm tăng trưởng, cây thấp lùn còi cọc, bón phân cây không có biểu hiện ăn phân, bệnh xảy ra ở cây con dễ dẫn đến chết cây hơn ở cây trưởng thành. Việc chẩn đoán bệnh khó khăn vì có thể lầm với các bệnh thối rễ hay chăm sóc kém và thiếu dinh dưỡng các nguyên tố vi lượng.

Loài M.exigua thường gây u sưng trên hệ thống rễ, mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường. còn loài M. coffeicolakhông sản xuất u sưng nhưng thay vào đó là nó gây ra bong tróc và nứt rễ.

Tuyến trùng di chuyển hạn chế trong đất, chủ yếu lan truyền qua nước mưa, nước tưới, công cụ sản xuất…thường gây hại vào mùa mưa.

Rễ cây có những khối u, rể sần sùi dị dạng có màu nâu sẫm.

 

3. Biện Pháp phòng chống tuyến trùng hại cây cà phê:

-Vệ sinh đồng ruộng: dọn cỏ thu gon cành nhánh đem đốt

-Kỹ thuật canh tác: đảm bảo qui trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành tạo tán giúp cây sinh trưởng khỏe tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và tuyến trùng.

-Sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục được ủ kỹ, tránh việc tưới thừa nước hoặc bón phân quá mức gây thối rễ do nồng độ muối.

-Biện pháp sinh học; 1 số giống cúc Vạn thọ có khả năng làm giảm đáng kể số lượng tuyến trùng, có thể trồng hay băm nhỏ thân rễ cây cúc vạn thọ vùi vào gốc cây cà phê.

-Biện pháp hóa học: Các loại thuốc đặc trị thuộc nhóm Lân hữu cơ như Nokaph 10GR rải quanh gốc khoảng 15-25 gam thuốc cho 1 gốc cà phê vào đầu mùa mưa , 6 tháng xử lý 1 lần. hoặc hòa  500 ml thuốc Nokaph 20EC vào 200 lít nước để tưới cho mỗi gốc 4 lít.

Một số thuốc rải khác thuộc nhóm Carbamate như Carbosulfan cũng có thể sử dụng như Afudan 3G dùng 25-30 kg cho 1 Ha hoặc thuốc Marshal 5G dùng 35-40 kg cho 1Ha.

Xử lý đất bằng Sincosin + Agrispon hòa 1 lít Sincosin + 1 lít Agrispon với 1000 lít nước phun xịt quanh cùng rễ dưới tán lá cho 1Ha.

Để phòng trừ tuyến trùng bà con nông dân có thể dùng  các dạng phân hữu cơ vi sinh có thành phần Trichoderma như Vi-ĐK của công ty Vipesco ; Tricho Humate 3,5 tỉ bào tử của công ty Điền xanh trộn với phân hữu cơ hay phân NPK để bón cho cây.

Để tiện dụng không mất nhiều công phun xịt quí bà con nông dân có thể dùng thuốc Suphu  10G rải quanh gốc với liều lượng 12-20 kg/Ha.

 

 

Từ khóa: phương pháp phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê, hướng dẫn phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê, cách phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê, phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê, các bệnh thường gặp ở cây cà phê


Theo Bảo vệ thực vật tỉnh Cần Thơ





TIN TỨC KHÁC :