Thủy hải sản

Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao

Ngày đăng: 2016-03-05 00:27:24


Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á ( camphuchia, Thai Lan, Indonesia,…) là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này.

Đồng bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới  60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây.

 

 

Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao
Hình ảnh minh họa

 

KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT

1. Địa điểm nuôi cá tra:

Địa điểm nuôi phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

- Ao được xây dựng trong vùng quy hoạch nuôi trồng của nhà nước cho phép.

- Nguồn nước ra vào chủ động, sạch, không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm.

- Cống cấp và thoát có lưới chắn, thiết kế thích hợp để dễ dàng cho việc lấy nước và thoát nước khi cần thiết.

- Gần nguồn điện lưới Quốc Gia.

- Gần nguồn cung cấp cá giống.

- Giao thông thuận tiện.

2. Thiết kế ao Cá tra:

- Ao nuôi có diện tích tối thiểu trên 500m2.

- Độ sâu mực nước ao khoảng 3 – 4 m là thích hợp.

- Bờ ao phải kiên cố và cao hơn mực nước lũ trong năm, độ nghiêng của bờ ao 30 – 40o để tránh sạt lở.

- Nhiệt độ nước từ 26 – 30oC.

- pH: 7,0 – 8,0.

- Hàm lượng oxy > 2mg/l.

- Chất đáy là đất thịt hoặc thịt pha cát.

3. Chuẩn bị ao nuôi cá tra

a.  Cải tạo ao:

- Tát cạn ao, dọn sạch cỏ quanh bờ ao, lấp hết hang hốc, lổ mọi.

- Sên vét bùn đáy và san phẳng đáy ao nghiêng về phía cống thoát khoảng 3 – 4o.

- Diệt trừ cá tạp, cá dữ bằng sản phẩm WELL SAPONIN liều lượng 10kg/1000m3.

- Sau khi diệt cá tạp xong tiến hành bón vôi, lượng vôi cần bón tùy thuộc vào độ pH đất. Vôi được rải đều khắp ao, bờ,…

Bảng 1: Lượng vôi bón theo độ pH của đất

pH đất

Vôi CaO (kg/ha)

4.0 – 4.5

1.500

4.5 – 5.0

1.200

5.0 – 5.5

1.000

5.5 – 6.0

750

6.0 – 6.5

500

 

- Phơi ao 2 – 4 ngày tiến hành bơm nước.

- Bơm nước: nước cấp vào ao phải qua túi lọc để ngăn ngừa địch hại. Mức nước ban đầu có thể từ 1,8 – 2,4 m.

- Xử lý nước: dùng WUNMID FISH liều 1kg/ 8.000 m3 nước, sát khuẩn để xử lý nước ao nuôi trước khi thả nuôi.

- Sau 2 ngày dùng VS – STAR, AQUA BIO BZT để cung cấp vi sinh vật có lợi, ổn định chất lượng nước và tăng cường oxy hòa tan trong ao. Khoảng 3 - 4 ngày sau, khi nước lên màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả giống.

4. Thả cá tra giống 

- Tuyển chọn cá giống

+ Cá đồng đều kích cỡ

+ Màu sắc tươi sáng

+ Hoạt động bơi lội nhanh nhẹn

+ Không bị xây sát

+ Kích cỡ cá giống 10 – 14 cm.

- Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió, trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 8 – 10% trong vòng 5 phút để sát khuẩn. Khi thả cá phải thả từ từ để cá thích nghi với môi trường mới, tốt nhất là ngâm túi cá giống trong nước khoảng 15 – 20 phút rồi mới thả (nếu vận chuyển bằng túi oxy).

- Mật độ cá thả trong ao đất từ 30 – 60 con/m2.

5. Quản lý và chăm sóc ao nuôi cá tra

a. Quản lý ao nuôi:

- Hàng ngày phải theo dõi các yếu tố môi trường.

- Kiểm tra, quan sát ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước, sụt lở bờ…

- Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

- Thường xuyên thay nước cho cá, mỗi lần thay khoảng 20 – 30% lượng nước ao. Thay nước vào lúc triều cường. Định kỳ sử dụng CITYBIOZY hoặc AQUA BIO BZT để làm sạch đáy ao, phân hủy các chất hữu cơ, hấp thu các khí độc NH3, H2S…

- Mỗi tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 1 – 2 lần, bắt ngẫu nhiên 20 – 30 cá thể để xác định kích thước, trọng lượng trung bình, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá.

b. Quản lý cho ăn :

- Nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm ao nuôi. Vì vậy, để an toàn trong suốt quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Trong hai tháng đầu tiên nhu cầu chất đạm của cá nhỏ đòi hỏi cao, tối thiểu là 30%, giai đoạn tiếp theo sẽ giảm dần.

- Lượng thức ăn hàng ngày: 3 - 5% trọng lượng thân tùy theo kích cỡ cá và sức ăn của cá.

- Nhu cầu protein của cá tra như sau:

Bảng 2: Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển

Cỡ cá (g)

Hàm lượng protein (%)

5 – 50

30 – 36

50 – 100

28 – 30

100 – 300

26 – 28

300 - 500

26 – 28

>500

24 – 26

 

- Trong quá trình nuôi cần định kỳ 1 tuần 2 lần bổ sung BIOTICBEST For Export Fish(1kg/ 40 tấn cá) và C MIX 25% (1kg/ 40 tấn cá) hoặc BIOZYM S (1kg/ 30 tấn cá) và VITLEC 405 FS+ (1kg/ 40 tấn cá) chứa vitamin và men tiêu hóa cần thiết giúp cá nâng sức đề kháng, tăng trưởng tốt.

- Ngoài ra, định kỳ 2 tuần bổ sung HEPAVIROL Plus liều 1 lít/ 40 tấn cá, dùng liên tục 2 ngày để tăng cường chức năng giải độc cho gan, giúp cá ăn khỏe, tăng trưởng tốt, thịt trắng.

- Định kỳ 25 - 30 ngày xổ nội ký sinh trùng cho cá, giúp cá mau lớn:

+ Trọng lượng cá < 50 g/ con: Sử dụng HADAZI liều 1kg/ 10 tấn cá hoặc BENDAVI liều 1 kg/10 – 12 tấn cá. Cho ăn 1 lần vào buổi sáng, liên tục trong 2 ngày.

+ Trọng lượng cá > 50 g/con: Sử dụng ISA liều 1 lít/ 50 tấn cá, liên tục 2 ngày.

- Trong quá trình nuôi cá thường xảy ra các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng, để phòng bệnh chúng ta nên định kỳ 7 – 10 ngày sát trùng ao nuôi bằng MUNMID FISH liều 1 kg/8.000m3nước) hay DOHA liều 1 lít/ 6000m3 hay OSCILL ALGA STRONG liều 1 lít/ 3.000 m3 nước.

6. Thu hoạch cá tra:

- Sau khi nuôi trong vòng 6 – 7 tháng cá đạt trọng lượng 0,8 – 1,2 kg, tùy theo yêu cầu của thị trường để có thể tiến hành thu hoạch cá.

- Trước khi thu hoạch 2 đến 3 ngày phải giảm lượng thức ăn và ngưng hẳn ở ngày cuối.

7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến màu thịt cá:

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến màu thịt của cá. Trong đó, thịt cá có màu trắng thì được thị trường tiêu thụ mạnh nhất.

* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến màu thịt cá

- Di truyền: Do cá bố mẹ, con giống.

- Chế độ dinh dưỡng:

+ Thức ăn không phù hợp

+ Cung cấp thức ăn không đủ.

- Tình trạng sức khỏe của cá: Cá bị bệnh thường xuyên hoặc cá dùng kháng sinh quá liều và kéo dài hoặc chức năng gan của cá bị suy giảm.

- Điều kiện sống: Cá sống trong môi trường khác nhau nên phẩm chất thịt khác nhau về màu sắc. Trong môi trường sống có nhiều sinh vật tảo và khí độc. Cá càng lớn nuôi càng lâu trong môi trường có nhiều tảo thì quá trình tích lũy chất ảnh hưởng đến màu sắc càng tăng. Vì vậy để khắc phục tình trạng cá bị vàng người nuôi nên tạo môi trường nuôi trong sạch, có nguồn nước ra vào thông thoáng, mực nước không quá sâu (>4m).

* Biện pháp phòng hiện tượng thịt cá bị vàng:

- Chọn con giống tốt, ở cơ sở có uy tính, chất lượng.

- Sử dụng thức ăn chất lượng, hạn chế thức ăn bị nấm mốc, nhiễm độc tố.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cá và can thiệp kịp thời, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi. Đặc biệt, sau khi dùng kháng sinh điều trị nên dùng HEPAVIROL Plus giúp cá phục hồi chức năng gan, giải độc kháng sinh và tăng trưởng tốt.

 

 

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

I. Bệnh do ký sinh trùng ở cá tra

I.1 Bệnh do trùng bánh xe:

- Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá. 

- Triệu chứng: Toàn thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục. Da cá chuyển sang màu xám. Cá cảm thấy ngứa ngáy và nổi đầu hàng đàn.

- Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung cho các loài ký sinh trùng như sau:Cải tạo ao kỹ, đúng quy trình trước khi ương, thường xuyên lấy mẫu kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá để phát hiện bệnh sớm, khử trùng nguồn nước khi cấp vào ao, không thả nuôi cá mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm sau HEPAVIROL Plus, C MIX 25%VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export. Định kỳ 7 - 10 ngày dùngOSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 3.000 m3 nước, hoặc GUARSA 90 liều 1kg/ 8.000 m3 nước để hạn chế mật độ ký sinh trùng.

- Điều trị: Dùng trước TOXINPOND 12 - 24 giờ để tăng hiệu quả điều trị, sau đó dùngOSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 1.500 – 2.000 m3 nước, lặp lại lần 2 sau 24 giờ nếu cần thiết.

I. 2 Bệnh do trùng quả dưa

- Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis, trùng có dạng rất giống quả dưa, toàn thân có nhiều lông tơ, giữa thân có một nhân lớn hình móng ngựa. Trùng mềm mại có thể biến dạng khi vận động, trong nước ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành. 

- Triệu chứng: Trên da, mang, vây và cơ thể cá bị bệnh có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu trắng đục (đốm trắng) có thể thấy rõ bằng mắt thường. Cơ thể cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có nhiều cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá quá yếu chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. 

- Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung cho các loài ký sinh trùng như sau: Cải tạo ao kỹ, đúng quy trình trước khi ương, thường xuyên lấy mẫu kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá để phát hiện bệnh sớm, khử trùng nguồn nước khi cấp vào ao, không thả nuôi cá mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm sau HEPAVIROL Plus, C MIX 25%, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export. Định kỳ 7 - 10 ngày dùngOSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 3.000 – 4.000 m3 nước, hoặc GUARSA 90 liều 1 kg/ 8.000 m3nước để hạn chế mật độ ký sinh trùng.

- Điều trị: Dùng trước TOXINPOND 12 - 24 giờ để tăng hiệu quả điều trị, sau đó dùngOSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 1.500 – 2.000 m3 nước, lặp lại lần 2 sau 24 giờ nếu cần thiết.

I. 3 Bệnh sán lá ở cá tra:

- Nguyên nhân: Do sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus hay 18 móc Gyrodactylus. Thường bám ở mang hay da cá gây xuất huyết.

- Triệu chứng: Cá bệnh mang nhợt nhạt, thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn, cá bị ngạt thở nổi đầu thành đàn, bơi lội chậm chạp hay bơi ven bờ thích tập trung chỗ có nước chảy. 

- Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung cho các loài ký sinh trùng như sau: Cải tạo ao kỹ, đúng quy trình trước khi ương, thường xuyên lấy mẫu kiểm tra ký sinh trùng trên da, vây, mang cá để phát hiện bệnh sớm, khử trùng nguồn nước khi cấp vào ao, không thả nuôi cá mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau C MIX 25%, VITLEC 405 FS , BIOTICBEST For Export. Định kỳ 7 - 10 ngày dùng OSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 3.000 m3 nước, hoặc GUARSA 90 liều 1kg /8.000 m3 nước để hạn chế mật độ ký sinh trùng.

- Điều trị: Dùng OSCILL ALGA Strong liều 1 lít/ 3.000 m3 nước xử xý trước, sau đó dùng WUNMID FISH liều 1 kg/ 4000 m3. Sau 12 giờ nên tiến hành thay nước 20 - 30%. Xử lý lặp lại lần 2 nếu cần thiết sau 24 giờ tiếp theo.

I.4 Bệnh giun tròn ở cá tra

- Nguyên nhân: Do các loài giun tròn thuộc giống Philometra. Cơ thể thon, dài, con đực khoảng 5 - 6mm, con cái dài 6 - 8mm. Giun đẻ con ký sinh ở ruột.

- Triệu chứng: Giun chui vào tầng niêm mạc thành ruột phá hoại niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh. Giun hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn. Cá tra, basa, lóc nuôi bè thường bị giun tròn ký sinh trong ruột với số lượng lớn.

- Phòng bệnh:

+ Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau C MIX 25%, VITLEC 405 FS , BIOTICBEST For Export để nâng sức đề kháng, cá trăng tăng trưởng tốt.

+ Định kỳ 30 ngày dùng ISA liều 1 lít/ 50 - 60 tấn cá, liên tục 2 ngày.

- Điều trị: Dùng ISA liều 1 lít/ 50 - 60 tấn cá, liên tục 2 ngày.

I.4 Bệnh gạo ở cá tra

- Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng (bệnh gạo) trên cá tra chủ yếu là do hai loài nguyên sinh động vật có khả năng hình thành bào tử là Microsporidia và Myxobolus sp.

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội trên mặt nước, trên da, mang có nhiều nhớt và chết với số lượng ít. Quan sát thấy da có những đốm nhỏ mất màu, da sần, có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như lườn và bụng. Cá bệnh nặng có những tổn thương trên da, như bị thủng lỗ nhỏ li ti nhưng không xuất huyết. Khi mổ cá bệnh, nội tạng cá ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang "gạo" xuất hiện trong cơ thể cá là các vệt dài 1 - 3 cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác "gạo" là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1 - 3 mm xuất hiện trên ruột, màng ruột, màng dạ dày. Khi ao bị nhiễm bệnh, cá thường chết rải rác, bệnh nặng có thể lây lan rất nhanh, tuy tỉ lệ cá bị bệnh chết không cao nhưng cá sẽ kém ăn, làm giảm năng suất và chất lượng thịt.

- Phòng bệnh

+ Sau mỗi vụ nuôi cần cải tạo kỹ, phơi ao 3 - 7 ngày để diệt các bào tử trùng và ký sinh trùng.

+ Định kỳ 15 - 20 ngày xử lý đáy ao bằng GUARSA 90 liều 1kg/ 6.000 m3 nước.

+ Định kỳ xi phong đáy ao: Cá dưới 300g/ con 2 tháng/ lần; cá trên 300g/ con 1 tháng/ lần.

+ Khi bắt giống phải lấy mẫu (khoảng 30 con) kiểm tra bệnh gạo, nếu phát hiện có bệnh phải loại bỏ.

+ Định kỳ 30 ngày xổ nội ký sinh trùng bằng ISA liều 1 lít/ 50 - 60 tấn cá, liên tục 2 ngày.

- Điều trị :

+ Bệnh gạo chưa có thuốc đặc trị, nên phòng bệnh là chủ yếu.

+ Trường hợp cá mới nhiễm bệnh, các bào nang màu trắng sữa, chưa chuyển qua màu đen thì xử lý như sau: Dùng ISA liều 1 lít/40 - 50 tấn cá, liên tục 2 ngày. Lặp lại lần 2 sau 10 ngày.

 

II. BỆNH VI KHUẨN TRÊN CÁ TRA

II.1. Bệnh Do vi khuẩn Edwardsiella

II.1.1 Bệnh gan thận mủ

- Nguyên nhân:  do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

- Triệu chứng:

+ Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.

+ Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.

+ Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.

II.1.2 Bệnh nhiễm khuẩn huyết

- Nguyên nhân: vi khuẩn Edwardsiella tarda

- Triệu chứng: Xuất hiện những vết thương 3 – 5 mm trên da phía mặt lưng. Những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ và da bị mất sắc tố, rách, gẫy vây đuôi. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi. Các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh.

* Phòng bệnh do Edwardsiella

Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau HEPAVIROL PLUS haySANSORIN + B12 và VITLEC 405 FS+. Định kỳ 7 - 10 ngày sát trùng bằng một trong các sản phẩm sau: WUNMID, GUARSA, SANDIN 267, BIOXIDE 150 để tiêu diệt mầm bệnh.

Điều trị :

- Cho ăn:

+ Sáng: HEPAVIROL PLUS hay SANSORIN + B12 và VITLEC 405 FS+.

+ Chiều: VIRO (1 lít/16 - 20 tấn cá) + TRIMDOX NEW (1 kg/4 tấn cá). Hoặc dùngHILORO (1 lít/20 tấn cá) + TRIMDOX NEW (1 kg/4 tấn cá). Hoặc dùng HILORO (1 lít/20 tấn cá) +ANTI-S (1 kg/ 10 tấn cá.) Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Xử lý môi trường: Dùng DOHA 6000 1 lít/ 3.000-4.000 m3 nước. Nên xử lý vào lúc chiều tối. Xử lý vào các ngày thứ 1, thứ 3, thứ 6. Sau ngày thứ 7 nên cấy lại vi sinh để bổ sung vi khuẩn có lợi trong ao.

- Sau khi hết bệnh hay ngưng dùng kháng sinh nên cho ăn HEPAVIROL Plus BIOTICBEST For Export để cân bằng vi sinh có lợi đường ruột, gan khỏe, đào thải kháng sinh. Liên tục 2 - 4 ngày.

II. 2. Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas, Pseudomonas

II. 2.1 Bệnh xuất huyết đốm đỏ

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas gây ra. Bệnh thường kết hợp môi trường nước ô nhiễm và mật độ ký sinh trùng đeo bám cao.

- Triệu chứng: xuất huyết đốm đỏ trên da, và các gốc vây, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng, bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết hậu môn. Bệnh nặng các tia vây lưng, hậu môn và vây đuôi bị rách xơ xác, bụng cá trương to, xuất huyết màng ruột, hoại tử cơ.

II. 2.2 Bệnh phù đầu

- Nguyên nhân:  do sự thay đổi môi trường, hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, cá bị sốc, sức đề kháng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn Aeromonas sorbria tấn công gây bệnh.

- Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ, đầu sưng to và lổ hậu môn bị xuất huyết. Bệnh thường xuất hiện lúc giao mùa (vào tháng 11, tháng 12) hoặc vào mùa khô (tháng 2, tháng 3). 

* Phòng bệnh Aeromonas và Pseudomonas

Thiết kế ao nên có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm vào ao nuôi, không ương với mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau HEPAVIROL Plus, C MIX 25%, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export để tăng sức đề kháng, ruột khỏe, gan mạnh. Định kỳ 7 - 10 ngày sát trùng bằng các sản phẩm sau: WUNMID, DOHA Iodin 6000, GUARSA 90, BIOXIDO 150 để tiêu diệt mầm bệnh.

* Điều trị Aeromonas và Pseudomonas

- Cho ăn:

+ Sáng: Bổ sung dinh dưỡng HEPAVIROL Plus, PRORED B12MIN K, MIX 25%, VITLEC 405 FS+, và BIOTICBEST For Export để tăng sức đề kháng, ruột khỏe, gan mạnh.

+ Chiều: SAN FLOFENICOL (1 lít/10 tấn cá) + TRIMDOX NEW (1 kg/5 tấn cá). Hoặc dùng HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) +ANTI-S (1 kg/ 10 tấn cá). Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Xử lý môi trường: DOHA IODIN 6000 1 lít/ 3.000-4.000 m3 nước, tạt chiều mát. Xử lý vào các ngày thứ 1, thứ 3, thứ 6.

- Sau khi hết bệnh hay ngưng dùng kháng sinh:

+ Cho ăn HEPAVIROL Plus và BIOTICBEST For Export để cân bằng vi sinh có lợi đường ruột, gan khỏe, đào thải kháng sinh. Liên tục 6 ngày.

+ Kết hợp thêm PRORED B12, MINK 5g/kg liên tục 5 – 7 ngày giúp bổ máu, tăng cường tạo máu, mau phục hồi sức khỏe.

II. 3. Bệnh Trắng Gan Trắng Mang

* Đặc điểm bệnh

- Bệnh trắng gan trắng mang chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Bệnh xảy ra chủ yếu trên cá giống và cá dưới 3 tháng tuổi và thường theo sau bệnh nhiễm khuẩn như gan thận mủ, xuất huyết,…Tỷ lệ chết càng tăng khi xử lý nước bằng hóa chất sát trùng, ngoại ký sinh.

- Cơ quan tạo máu bị thương tổn: Công thức máu có sự thay đổi bất thường, mật độ hồng cầu giảm còn khoảng 5% so với cá khỏe. Bệnh không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng mà có thể là hậu quả kéo theo của một bệnh truyền nhiễm và việc dùng kháng sinh liều cao, kéo dài và không đúng phương pháp.

* Phòng bệnh

+ Chọn cá giống khoẻ, không sử dụng kháng sinh nhiều trong quá trình nuôi ương.

+ Quản lý môi trường nuôi tốt, tránh các yếu tố gây stress.

+ Định kỳ 7-10 ngày sát khuẩn ao nuôi bằng DOHA 6000 liều 1 lít 6.000 m3 nước hoặcWUNMID 1kg/ 6.000 m3 nước.

+ Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau C MIX 25%, VITLEC 405 FS+, BIOTICBEST For Export, HEPAVIROL Plus, PRORED B12 để tăng sức khỏe, giảm stress, gan mạnh, ruột khỏe. Đặc biệt sau điều trị cá bị bệnh nhiễm khuẩn (gan thận mủ, xuất huyết,…) cần bổ sung HEPAVIROL Plus, PRORED B12, VITLEC 405 FS+ trong 4 - 5 ngày để ngăn ngừa hiện tượng kế phát bệnh trắng gan trắng mang.

* Điều trị

- Xử lý môi trường:

+ Dùng YUCADO Natural 100% liều 500 ml/ 5.000 m3 nước để hấp thu khí độc, làm sạch đáy ao và môi trường nước. Lặp lại lần 2 sau 24 giờ nếu cần thiết.

+ Dùng DOHA 6000 liều 1 lít 3.000 – 4.000 m3 xử lý vào lúc chiều tối. Xử lý lặp lại vào các ngày 4, 7 nếu cần thiết.

- Cho ăn: Cắt thức ăn 1 - 2 ngày tùy mức độ bệnh, sau đó cho ăn lại với lượng bằng 40 – 50 % nhu cầu, đồng thời bổ sung HEPAVIROL Plus (3 - 5 ml/ kg thức ăn), PRORED B12 (3 - 5 g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS+ (5 g/kg thức ăn), liên tục 5 - 7 ngày.

- Sau khi cá khỏi bệnh cần áp dụng quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt để tránh bệnh tái phát. Tiếp tục cho cá ăn thức ăn có PRORED B12, HEPAVIROL Plus liên tục 5 – 7 ngày giúp bổ máu, tăng cường tạo máu, tái tạo tế bào gan, mau phục hồi sức khỏe.

II. 4 Bệnh Trắng Da (Mất Nhớt)

* Đặc điểm của bệnh

- Nguyên nhân: Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển hoặc do nhiệt độ môi trường nước thay đổi đột ngột. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Flexibacter columnaris.

- Triệu chứng: Da có lớp nhầy bao phủ, thân từng vùng bị trắng, trên vết loét có nấm ký sinh (dễ nhầm với nấm thủy mi). Vây rách xơ xác hoặc đứt cụt. Cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, yếu dần, gốc vây lưng xuất hiện màu trắng, lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ. Vây cá rách xơ xác yếu ớt rồi chìm xuống đáy và chết.

+ Quản lý tốt môi trường nuôi nhằm hạn chế sốc cho cá là biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đúng mức.

+ Giải pháp điều trị được xem là biện pháp cuối cùng. Việc điều Điều trị này chỉ có hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm và phải kết hợp với xử lý môi trường nuôi.

* Phòng Bệnh

Thiết kế ao nên có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm vào ao nuôi, không ương với mật độ quá dầy, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm sau HEPAVIROL Plus, C MIX 25%, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export để tăng sức đề kháng, ruột khỏe, gan mạnh. Định kỳ 7 - 10 ngày sát trùng bằng các sản phẩm sau: WUNMID, DOHA IODIN 6000, GUARSA 90, BIOXIDO 150 để tiêu diệt mầm bệnh.

* Điều trị

- Cho ăn:

+ Sáng: Bổ sung dinh dưỡng HEPAVIROL Plus, C MIX 25%, VITLEC 405 FS+ vàBIOTICBEST For Export để tăng sức đề kháng, ruột khỏe, gan mạnh.

+ Chiều: SAN FLOFENICOL (1 lít/10 tấn cá) + TRIMDOX NEW (1 kg/5 tấn cá). Hoặc dùng HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) +ANTI-S (1 kg/ 10 tấn cá), Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Xử lý môi trường: DOHA IODIN 6000 1 lít/ 3.000-4.000 m3 nước, tạt chiều mát. Xử lý vào các ngày thứ 1, thứ 3, thứ 6.

- Sau khi hết bệnh hay ngưng dùng kháng sinh nên cho ăn HEPAVIROL Plus vàBIOTICBEST For Export để cân bằng vi sinh có lợi đường ruột, gan khỏe, đào thải kháng sinh. Liên tục 6 ngày.

 

Hiệp hội nuôi cá tra Việt Nam


Theo Cty kỹ thuật SANDO





TIN TỨC KHÁC :