Thủy hải sản

Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành

Ngày đăng: 2016-02-23 07:01:11


Rắn hổ hành cũng bắt ếch, nhái để ăn. Vì vậy, chỗ nào có nhiều chuột đồng thì chỗ đó cũng nhiều rắn. Hoặc là ở gần bờ ao, bờ đìa, bờ ruộng có cỏ rậm nhiều ếch nhái sinh sống cũng có rắn hổ. 
Nhà tôi ở quê phía sau có nhiều ao lớn nhỏ lủ khủ, mùa mưa rắn hổ hành thường bò vào nhà tìm chỗ ấm để ngủ, con nào con nấy bề tròn bự bằng cườm tay. Loại này quá lớn, chỉ bằm ra nấu cháo chớ nấu món khác thịt dai nhách.

Rắn hổ hành thường hoạt động vào ban đêm. Trung bình thân dài từ 5- 7 tấc, nặng khoảng 700g, da có vằn sọc trắng và đen, đặc biệt nó đi đến đâu là có mùi giống mùi hành bay ra đến đó, nên gọi là rắn hổ hành.
 

Rắn lớn chừng nửa ký một con là vừa ăn, nhiều thịt mà thịt lại mềm. Đừng ham mua rắn quá lớn là rắn già, thịt dai không ngon. Làm rắn trước tiên phải chặt bỏ cái đầu. Người ta nói xương rắn hổ đạp trúng vết thương bị trúng độc giống như bị rắn cắn, cần phải chôn sâu xuống đất. Tôi chưa thấy ai bị “rửa chưn lên bàn thờ” kiểu đó, nhưng mà “cẩn tắc vô ưu”, làm rắn chặt cái đầu nó bỏ vô bếp lửa đốt cháy rụi thành tro là an toàn.

Đem rắn hơ lửa cho cháy sém bên ngoài hoặc trụng nước sôi rồi cạo bỏ lớp vảy. Xong mổ bụng theo chiều dọc suốt từ đầu xuống đến chót đuôi, bỏ hết ruột lòng, nếu có trứng thì lấy trứng để riêng xào chung với thịt rắn, cắt bỏ phần hậu môn và chặt bỏ phần chót đuôi nhọn. Rửa sạch máu rắn dọc sống lưng. Chặt rắn thành khúc dài chừng một gang tay rồi bỏ vô nồi nước lạnh bắc lên bếp luộc cho rắn chín. Vớt rắn ra ngoài xé lấy thịt và da, bỏ xương. Xương rắn cũng phải đem đi đốt luôn. Da rắn xắt nhỏ, bằm chung với thịt rắn nhuyễn như bằm thịt heo dồn khổ qua. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi cho thơm rồi cho thịt rắn bằm vô xào sơ cho thịt săn, nêm thêm bột ngọt, nước mắm ngon, chút tiêu sọ đã giã nhỏ, xào cho tất cả thấm rút hết vô thịt rắn thì nhắc xuống.

Gạo mềm cơm với đậu xanh cà vo sạch, đổ chung vô nồi nước luộc rắn rồi nấu cho gạo và đậu nở loe đều thành cháo hoa. Phải nấu cháo lỏng chớ cháo đặc ăn không ngon, nếu thiếu nước thì đổ thêm nước lã vào. Muốn cháo ngon hơn thì vắt nước cốt một trái dừa khô, để riêng nước cốt nhứt, lấy nước dừa giảo đổ vô nấu cháo luôn. Khi thấy cháo đã nở vừa rồi thì trút thịt rắn đã xào vào nồi cháo, đổ nước cốt dừa nhứt vô luôn, dùng cái dá lớn khuấy cho thịt rắn và cháo trộn đều nhau, cho lửa to để cháo sôi lên lần nữa rồi nhắc nồi xuống hoặc chỉ để ủ lửa than đủ cho cháo nóng thôi. Múc cháo ra tô ăn nóng, rắc ngò rí, hành lá đã xắt nhỏ, tiêu sọ giã nhỏ hay ớt bằm. Ai thích ăn mặn thì chan thêm chút nước mắm ngon (nước mắm mặn để nguyên chất không cần pha chế gì thêm). Mùi cháo, mùi đậu xanh hòa với hành, ngò, tiêu, mùi nước mắm ngon bốc khói thơm phưng phức. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đậu xanh, nước cốt dừa cho vị bùi và béo. Thật là một thứ đặc sản tuyệt vời vùng sông nước. 

Đây là tôi nói chuyện ăn cháo rắn thuở “đời xửa đời xưa”, cách đây 20 năm trở về trước, khi mà người dân miền Tây chỉ bắt rắn để ăn trong nhà và bán vài con rắn quanh quẩn ở chợ làng, chợ xóm. Còn bây giờ, rắn là đặc sản quý hiếm. Đã từng có thời gian người Việt Nam truy lùng bắt rắn, mèo sạch sành sanh rồi chở từng xe tải đem bán qua biên giới phía Bắc cho Trung Quốc. Chuột bọ hoành hành phá hại mùa màng, người ta lại kêu gào tìm kiếm biện pháp diệt chuột.

Cháo rắn phải ăn thật nóng, tiêu ớt thật cay, hành ngò thật nhiều. Cháo nguội sẽ có mùi tanh làm món ăn kém vị ngon. Cháo đậu xanh rắn hổ hành người khỏe ăn đã hấp dẫn, mà người bệnh cảm ăn tô cháo nóng cũng toát hết mồ hôi bệnh tật chạy biến đâu mất hết. Ăn cháo vừa nhâm nhi thêm chén rượu đế trong vắt thì còn tuyệt vời hơn nữa. “Cần chi cá lóc cá trê/ Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều”.

Cho nên, dân ta chỉ nên một năm ăn vài con rắn thôi, gọi là đổi khẩu vị cho vui. Chớ ngày nào cũng kéo nhau đi nhậu thịt rắn thì sẽ đến giai đoạn cả nước này toàn là chuột, rồi dân ta chỉ có thịt chuột mà ăn chớ không còn lúa khoai gì ráo.

 

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi rắn hổ hành

I. Thiết kế chuồng nuôi rắn hổ hành

Nuôi trong lu, khạp, hồ nuôi:

Hồ nuôi rắn có láng nền, có mái che nắng, che mưa

Hồ 2 met vuông nuôi được 20 con rắn 5 tháng tuổi

Trong hồ bỏ sơ dừa, tưới nước để giử đổ ẩm cho rắn, cho vào trong hồ một chậu nước để rắn uống.

Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.

Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành

Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành

II. Thức ăn của rắn hổ hành

 Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.

- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.

- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.

- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.

- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).

II. Quy trình kỹ thuật sinh sản của rắn hổ hành

Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.

1. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản

- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.

- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.

- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Hổ Hạnh,  rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.

- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.

- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.

Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành

2. Kỹ thuật ấp trứng của rắn hổ hành

- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.

- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.

3. Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành con

- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ hoặc dế  vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.

- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 100.000- 200.000đ/01con. Rắn 10 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.


 


Theo Kỹ thuật nuôi bò sát





TIN TỨC KHÁC :