Thủy hải sản
Kỹ thuật trồng Rong xanh (Kappaphycus striatum)
Rong xanh - Kappaphycus striatum (Schmitz) Doty cũng thuộc họ của rong sụn (Kappaphycus alvarezii) nhưng là loài khác, có nhiều tính năng ưu việt hơn rong sụn.
Rong xanh được Viện rong của Việt Nam du nhập vào nước ta những năm gần đây. Được sự giúp đỡ hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà, ông Đỗ Văn Minh, địa chỉ: Thôn Tân Thành, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện mô hình Trồng Rong Xanh tại vùng bãi triều thuộc thôn Tân Thành, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
Rong xanh
Địa điểm trồng rong có những đặc điểm như sau:
Thuộc vùng bãi triều có nguồn nước giàu dinh dưỡng, có dòng chảy nhẹ 20 - 40m/phút, xa vùng cửa sông, kín gió. Độ sâu tối thiểu 2m khi thủy triều thấp nhất, đáy biển là san hô, sỏi đá, cát thô, cát. Biên độ giao động của thuỷ triều dưới 3m.
- Độ trong: 50 cm.
- Độ mặn: 28 - 30‰.
- Nhiệt độ nước 23 - 250C.
Chuẩn bị vùng trồng Rong xanh :
Diện tích 3.500 m2. Dùng những cây cọc dài 1,5m đóng sâu xuống đất 0,5m, các cọc cách nhau 0,8m. Dùng dây cước kéo căng thành hàng cách mặt đất 01m, cách mặt nước 1m, được buộc vào cọc song song với hướng dòng chảy. Như vậy đảm bảo rong không bị phơi ra ngoài không khí.
Chọn giống và xuống giống:
Chọn giống Rong xanh bánh tẻ, có màu xanh ngọc, tươi tốt không bị héo rữa. Quy cách giống: 120 gr/bụi rong. Mật độ xuống giống: 01kg/m2. Thời điểm xuống giống vào lúc thủy triều lên, đi ghe dùng dây cước cột bụi rong vào dây đã căng, mỗi bụi rong có trọng lượng 120gr, mỗi bụi rong giống cách nhau 0,3m.
Quản lý chăm sóc Rong xanh :
Hàng ngày vệ sinh gỡ rong tạp, giặt giũ để bụi đất, phù sa không bám vào rong. Kiểm tra cọc, dây để kịp thời khắc phục tránh thất thoát rong. Bổ sung các cụm rong bị gẫy nát. Thường xuyên dùng lưới đánh cá xung quanh vùng trồng để hạn chế cá ăn rong.
Kết quả thu hoạch:
Sau thời gian trồng 05 tháng năng xuất đạt 3,5kg/m2, sản lượng thu: 12.250 kg .
- Tổng thu: 3.000đ/kg x 12.250kg = 36.750.000đ.
- Tổng chi: = 20.250.000đ .
Trong đó:
* Giống: 3.500kg x 4.500đ/kg = 15.750.000đ
* Cọc, dây = 4.500.000đ
* Công lao động nhàn rỗi của gia đình.
- Lãi: 36.750.000đ - 20.250.000đ = 16.500.000đ.
Nhận xét đánh giá:
Để trồng Rong Xanh đạt hiệu quả cần tuân thủ những yếu tố sau:
- Chọn Rong giống đạt chất lượng tốt.
- Môi trường vùng nuôi phù hợp.
- Thường xuyên vệ sinh cho rong luôn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý khi cọc bị gãy đổ hoặc dây treo bị đứt tránh thất thoát rong.
KS Vũ Thọ Sơn - Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó