Thủy hải sản

Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Ngày đăng: 2016-03-03 10:28:31


Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng ở một số hộ nông dân đã thành công ở miền Bắc,hiện nay đang được nhân ra rộng rãi ở một số tỉnh khác,nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao.

 

Kinh nghiệm nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao

 

 

 

1. Chuẩn bị bể xi măng nuôi lươn

Mỗi bể xi măng có diện tích từ 4 – 6 m2, độ đốc 5-7% về phía cống thoát, tháo và cấp nước thuận tiện. Dùng dây ni lon phủ trên 2/3 diện tích đáy bể làm chỗ trú cho lươn. Trên bể có mái che để mát về mùa hè, ấm về mùa đông.


 

2. Kỹ thuật chọn giống nuôi lươn

Chọn lươn đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, màu sắc tươi sáng. Nguồn lươn giống đã được thuần hóa ở các cơ sở ương nuôi có uy tín.

nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

 

3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý bể nuôi lươn

Lươn giống cỡ nhỏ 1.500 con/kg nuôi với mật 1.000 -1.500 con/m2. Thức ăn là cá tạp xay nhỏ trộn với 20% thức ăn viên có độ đạm trên 35%, định lượng 10 -15% khối lượng lươn/ngày, cho ăn 2 lần/ngày.

Sau 3 tháng nuôi, lươn đạt khối lượng 50-70 con/kg khi nuôi lươn không bùn trong bể xi măng thì bắt đầu tiến hàng nuôi lươn thịt, với mật độ rất cao, 200-300con/m2. Thức ăn là cá tạp (mè, trôi) nấu chín, định lượng 5-7% khối lượng lươn, ngày cho ăn 2 lần. Mỗi ngày thay nước một lần (chú ý nước luôn sạch). Sau 6-7 tháng, lươn đạt khối lượng 0,2-0,3 kg/con (đạt giá trị thương phầm) là có thể bán ra thị trường, tỷ lệ sống trên 70%. Năng suất đạt 40-60 kg/ m2 bể.

Sau khi xây bể xong phải ngâm nước tẩy rửa nhiều lần, ít nhất 20 ngày sau mới đưa lươn vào nuôi. Khi nuôi lươn, cứ 30 ngày phải chọn những con nhỏ để tách nuôi riêng (tách đàn kịp thời). Có như vậy lươn thịt mới đều cỡ, tỷ lệ hao hụt thấp và được thị trường ưa chuộng, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

nuôi lươn không bùn trong bể xi măng
 

 

4. Phòng bệnh trị cho lươn nuôi

Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng phải tắm lươn bằng nước muối 3% trước khi cho vào bể, thời gian 15-20 phút để phòng bệnh, Trong quá trình nuôi phải thường xuyên quan sát nếu con nào bị xây sát phải tách riêng để chữa trị. Khi phát hiện lươn có dấu hiệu bất thường như lươn ăn ít, một số con bơi tách đàn hoặc ngóc đầu lên cần tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.


 

5. Thu hoạch lươn nuôi

Khi lươn đạt cỡ thu hoạch, ngừng cho lươn ăn một ngày trước khi xuất bán. Khi đánh bắt dùng vợt xúc nhẹ nhàng, tránh xây sát. Phải chuẩn bị thùng xốp chứa lươn.

Theo: tin nông nghiệp

 

Từ khóa: Kỹ thuật nuôi lươn không bùn,  kỹ thuật nuôi lươn có bùn, kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng, kỹ thuật nuôi lươn ao tự nhiên, kỹ thuật nuôi lươn trong lồng nuôi, kỹ thuật chăm sóc lươn trong bể xi măng, chăm sóc lươn trong ao tự nhiên, thức ăn cho lươn, cung cấp thức ăn cho lươn, cung cấp lươn giống, con lươn, kỹ thuật nuôi lươn ở đâu tốt, kỹ thuật nuôi lươn ở đâu hiệu quả,  kỹ thuật nhân giống lươn, cung cấp giống lươn con






TIN TỨC KHÁC :