Thủy hải sản

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Ngày đăng: 2016-03-25 07:29:56


I. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

1. Đặc điểm sinh học môi trường sống của tôm thẻ chân trắng.

Tôm chân trắng chịu được độ mặn trong khoảng rộng, từ 0,5-45‰(đặc biệt thích nghi với độ mặn 7-20‰) nhưng tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn thấp (10-15‰). Các chỉ tiêu còn lại được trình bài trong bảng sau:
 
 Tt
Các chỉ tiêu
Khoảng thích hợp
Khoảng chịu đựng
1
Độ mặn ()
7 – 20
0,5 – 45
2
Nhiệt độ
25 - 32
16 - 43
3
pH
7,5 – 8,5
6 - 10
4
Độ kiềm (mg/lít)
100 - 150
50 – 200
5
Oxy hòa tan (mg/lít)
4 – 7
3 - 7
6
NH3 (mg/lít)
< 0,1
< 0,2
7
H2S (mg/lít)
< 0,01
< 0,03
 

 2. Đặc điểm dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng

So với các loài tôm khác, tôm chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn nhiều (chỉ 25 -35%) và có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, trong khi tôm sú có nhu cầu đạm 36-42%. Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm chân trắng cũng tốt hơn tốm sú (tôm chân trắng là 1,1; trong khi tôm sú là 1,6). Tuỳ theo giai đoạn phát triển, nhu cầu đạm giảm dần theo kích cỡ tăng lên của tôm.

3. Sinh sản của tôm thẻ chân trắng

Tôm thành thục sau 6 - 7 tháng nuôi, tôm đực thành thục trên 20 g/con, tôm cái trên 28 g/con. Trong điều kiện nhân tạo tôm thẻ chân trắng có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm.

4. Sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi, tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh, ở giai đoạn < 30 ngày tôm tăng trưởng chậm, sau 30 ngày tăng trung bình 0,3 - 0,4g/ngày. Từ 75 – 85 ngày tính từ lúc thả giống (PL 12), tùy theo mật độ nuôi và điều kiện nuôi có thể đạt kích cỡ 50 – 80 con/kg.
 
 
 

 

IIKỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

1. Chọn địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng

Chọn địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định thành công vì ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và tính rủi ro trong quá trình nuôi.
Nguồn nước cung cấp chủ động, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp hoặc sinh hoạt.

2. Thiết kế, xây dựng ao lắng và ao nuôi tôm thẻ chân trắng

2.1 Thiết kế ao lắng
+ Ao lắng để cung cấp nước cho ao trong quá trình nuôi, nhất là những nơi chất lượng nước thường không ổn định hay nguồn nước cấp không liên tục.
+ Ao lắng có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa dịch bệnh lây lan vào ao nuôi.
+ Chủ động được nguồn nước cấp, không lệ thuộc vào thủy triều.
+ Giảm độc tính của hóa chất sát trùng.
+ Diện tích ao lắng thường bằng 10 - 15 % tổng diện tích ao nuôi.
2.2 Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng
+ Hình dạng: hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật.
Ao phải tạo được dòng chảy tròn khi vận hành hệ thống quạt nước để dễ dàng cung cấp oxy đến khắp mặt đáy ao đồng thời thu gom chất cặn bả vào giữa đáy ao. Đáy ao bằng phẳng dạng hình lòng chảo để chất cặn bả dễ dàng lắng tụ ở giữa ao.
 
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
 
 Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng
+ Hệ thống cánh quạt:
Quạt đặt cách bờ 2,5 – 4 m hay cách chân bờ 1,2 m.
Tùy theo hình dạng ao mà chọn cách lắp đặt hệ thống quạt tạo ra dòng chảy mạnh nhất và giúp cho chất thải tập trung vào giữa ao.
Số lượng cánh quạt phụ thuộc vào diện tích ao nuôi và mật độ thả nuôi, thông thường 4.000 – 6.000 con/1 cánh quạt.
+ Diện tích ao: 2.000 – 3.000 m2 thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý, vận hành và cho năng suất cao. 

3. Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Bước 1: Tháo cạn nước.
Bước 2: Sên vét, ủi lớp bùn đáy ao hoặc dùng máy bơm nước rửa lớp bùn đáy ao.
Bước 3: Bón vôi CaO từ 5 – 7 kg/100m2 và phơi nền đáy khoảng 7 – 10 ngày trước khi lấy nước vào. Nếu có thời gian nên phơi đáy ao 15 - 20 ngày để tiêu diệt các mầm bệnh và khoáng hóa đáy ao.
Bước 4: Rào lưới quanh bờ ao để ngăn cản không cho vật chủ trung gian như cua, còng bên ngoài vào mang theo mầm bệnh gây đỏ thân đốm trắng đầu vàng, Taura do virus gây ra vào ao nuôi. 
Bước 5: Chuẩn bị nước
Sau khi bón vôi xong, lấy nước vào ao qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước.
Thời gian
Sản phẩm dùng
Mục đích
Ngày 1
 
Lấy nước đúng như yêu cầu, mở máy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng các vật chủ trung gian nở thành ấu trùng.
Ngày thứ 3
Chọn 1 trong các SP:
- PUER WATER,
- ATUDINE 90,
- SAMSITO (BKC 80)
- BKC 80
Sát trùng nước, để tiêu diệt mầm bệnh. Nên mở máy quạt nước. Sau 48 giờ có thể tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh.
 
Đối với vùng có nhiều giáp xác nên sử dụng:
CHLORINE hoặc CYPERIN
Diệt ấu trùng cua còng, ghẹ, tôm bạc, tôm đất, tép con,… mang mầm bệnh.
 
Ngày thứ 7
Chọn 1 trong các SP:
- AT-68
- EDTA ATC
- Khử phèn, kim loại nặng, lắng tụ các chất lơ lững.
Ngày thứ 9
Kết hợp các SP:
- CALCI-C
- DOLOMITE
Gây màu nước giúp phát triển phiêu sinh thực vật, tảo và phiêu sinh động vật
Ngày thứ 11
Chọn 1 trong các SP:
- BIO BZT
- AZ 16
- Cấy vi sinh: xử lý đáy, các chất lắng tụ, làm sạch nước ao, ổn định môi trường...
 

4. Kiểm tra điều chỉnh tốt các thông số trước khi gây màu nước

+ pHnước ao : 7.8 – 8.5
+ Độ kiềm: > 100 mg/lít.
Đối với những vùng nuôi độ mặn thấp, độ kiềm trong ao rất thấp nên sử dụng thường xuyên vôi nông nghiệp liều 15 – 20 kg liên tục 2-3 đêm (tạt sau 12 giờ khuya để không làm tăng pH), 7 – 10 ngày/lần hoặc dùngALKALINE + DOLOMITE ngâm qua đêm rồi tạt xuống ao vào 10 – 11 giờ trưa hôm sau.
+ Sau 15 ngày khi các yếu tố môi trường nước trong điều kiện thích hợp thì tiến hành thả giống.

5. Chọn giống và thả tôm thẻ chân trắng giống

5.1. Chọn tôm giống tôm thẻ chân trắng
Mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc, có kiểm dịch.
Chọn giống đồng đều kích cỡ, giống có màu sắc sáng đẹp.
Tôm giống thả đạt Post 12 trở lên.
5.2. Thả tôm thẻ chân trắng giống
Mật độ thả nuôi 50 – 100 con/m2. Mật độ thả tùy thuộc vào các yếu tố sau:
-  Nguồn nước và điều kiện môi trường tự nhiên tại vùng nuôi.
-   Khả năng đầu tư.
-   Thiết kế ao: độ sâu ao nuôi, bố trí hệ thống quạt nước.
-   Những biến đổi theo mùa và khí hậu thời tiết.
-   Kinh nghiệm quản lý hệ thống nuôi.
- Nên thả giống vào sáng sớm 6 – 8 giờ hay chiều mát 4 – 5 giờ.
- Trước khi thả giống tiến hành tạt Q-YUCCA (0,5 lít/2.000 m3) + CALCI-C (2 kg/1.000 m3)mở quạt chạy nhẹ liên tục sau 1 giờ bắt đầu thả tôm vào ao nuôi, tiếp tục chạy quạt nước nhẹ liên tục trong 2 ngày sau khi thả tôm giống.

6. Thức ăn và quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Sau khi thả tôm thì nên thả sàng vào ao để tôm làm quen với sàng ăn.
- Theo dõi tiến độ lột xác để giảm lượng thức ăn trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi lột.
- Theo dõi sự biến động thời tiết và môi trường nuôi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nên phải thường xuyên kiểm tra sàng ăn để kịp thời điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp.
Hàng ngày nên bổ sung chất tăng hệ miễn dịch, phòng bệnh do virus, phòng các bệnh về gan tụy: BIO GOLD hoặc BIO GLUCANhoặc SOR-C (5 ml/kg) thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, dùng liên tục.
Bổ sung men đường ruột để giúp tiêu hóa tốt, nong to đường ruột, hấp thu triệt để thức ăn: AT-45 (5 g/ kg) kết hợp với LACTO-PLUS (3g/kg) thức ăn.
Bổ sung các chất vitamin, acid amin, khoáng vi lượng: SUPER GROC MIX liều (5 - 10 g/kg) thức ăn, CALCI-PHO liều (5 ml/kg) thức ăn. Dùng các chất bao bọc thức ăn trong quá trình trộn thuốc để tránh thất thoát thuốc ra môi trường nước đồng thời kích thích tôm bắt mồi tốt hơn (LECITHIN).
 
Lưu ý:  Tôm thẻ là loài rất háo ăn nên tăng trưởng rất nhanh nhưng đường ruột của tôm thẻ yếu nên rất dễ bị bệnh phân trắng. Để hạn chế vấn đề phân trắng, rỗng ruột và hội chứng EMS ta cần thực hiện cho ăn theo các bước sau:
Sau khi thả tôm 12 ngày(khi bắt đầu cho ăn thức ăn số 2) thì cần bổ sung men tiêu hóaAT-45 (20 g/kg) + LACTO-PLUS (10 g/kg) + BIO GLUCAN (20 g/kgcho ăn liên tục 3 ngày.
Sau khi thả tôm 25 ngày tiến hành thực hiện theo qui trình sau:
Bước 1: Cắt 1 cử thức ăn trưa.                      
Bước 2: Cửchiều giảm 50% lượng thức ăn và trộnAT-45 (20g/kg) + LACTO-PLUS (10 g/kg) + BIO GLUCAN (20 g/kg).
Bước 3: Tối diệt khuẩn trong ao tôm bằngATUDINE 90, sáng hôm sau cho ăn bình thường, liều thuốc trộn như bước 2.
Bước 4: Cấy vi sinh AZ-16 và BIO-BZT.
=> Sau 7 ngày tiến hành cắt cử thức ăn và làm lại giống như trên

7. Quản lý chất lượng nước

Nước là môi trường sống của tôm. Quản lý chất lượng nước là cần thiết để tôm phát triển, ngăn ngừa dịch bệnh,…
Đáy ao dơ bẫn làm ảnh hưởng đến pH, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc, sinh vật đáy, tảo và xuất hiện các bệnh như vàng mang, đen mang, đóng rong,..
Quản lý đáy ao tốt là quản lý ngay từ khâu cải tạo. Trong nuôi tôm đáy ao được làm sạch bằng các biện pháp sau:
+ Ổn định môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học BIO-BZT, AZ-16 hoặc Q-YUCCA theo định kỳ trong suốt vụ nuôi để làm sạch nước, phân hủy các chất hữu cơ, chất thải thức ăn, phân tôm, kìm hãm khí độc NH3, H2S,...
+ Ao có tảo phát triển chậm, độ trong cao: DOLOMITE kết hợp vớiPREMIX AT hoặcCALCI-C liên tục 2 – 3 ngày vào buổi sáng.
+ Ao có tảo phát triển quá mạnh, pH tăng cao vào buổi chiều, trước tiên nên thay nước tối thiểu 30%, sau đó dùng đường cát 2 – 3 kg/1.000 m2, hòa tan tạt đều ao vào lúc 9 – 10 giờ sáng và mở máy quạt, sục khí, buổi tối đánh thêm BIO-BZT hoặc AZ-16
+ Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa.
Nếu ta quản lý ổn định hệ tảo, vi sinh và đáy ao thì các yếu tố pH, NH3, H2S, độ kiềm cũng sẽ ổn định theo. Khi thay đổi thời tiết và mất cân bằng sinh học trong ao sẽ làm cho các yếu tố này ít thay đổi tránh gây sốc cho tôm nuôi.
Lưu ý: Các ao nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp nên quản lí màu nước, quản lí chặt chẽ lượng thức ăn, tránh dư thừa làm cho môi trường nước ao nuôi giàu dinh dưỡng rất dễ sinh ra tảo lam, gây bất lợi cho môi trường ao nuôi.


Theo Cty Sản Xuất Thương Mại Tuấn Anh





TIN TỨC KHÁC :