Bệnh tôm do vi khuẩn

Ngày đăng: 2015-04-07 15:09:26


Bệnh do vi khuẩn Vibrio:

a. Đặc điểm : Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với các đặc điểm: tôm yếu, ăn ít, nổi lên mặt nước và bơi nhẹ ở mép ao.

b. Nguyên nhân

Do các vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây nên. Các vi khuẩn này bình thường có trong nguồn nước và trong đất. Nếu sức khỏe tôm không bình thường, sức đề kháng bệnh giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm để gây bệnh.

c. Triệu chứng

 

- Vỏ tôm dơ bẩn, đuôi bị thối rữa, vùng bụng có những chấm trắng nhỏ.

- Mang thối rữa hoặc xuất hiện các đốm trắng trên vỏ.

- Tôm hoạt động rất yếu, thường bơi trên mặt nước hoặc vùng mép ao, góc ao.

d. Hướng giải quyết

- Phát hiện bệnh sớm. Khi thấy xuất hiện các bệnh tích ở vỏ, mang và đuôi tôm cần trộn ngay kháng sinh vào thức ăn như: FLOBACIN For Shrimp, FLOBACOL For Shrimp, NORFLOXACIN 300 For Shrimp, ENRO-C For Shrimp, OXOLINIC 30% For Shrimp, NEOTETRACOL-STREP For Shrimp, áo ngoài thức ăn bằng BIO SQUID-LIVER OIL, BIO-LECITHIN, LECITHIN PLUS For Shrimp cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày.

- Xử lý nguồn nước ao nuôi bằng POVIDINE For Shrimp, BIOXIDE For Shrimp, BIO-TECH For Shrimp, IODINE COMPLEX For Shrimp.

- Thường xuyên trộn các loại thuốc bổ vào thức ăn để tôm luôn khỏe mạnh, giúp nâng cao sức kháng bệnh.

Phòng bệnh:

- Quản lý việc cho ăn hợp lý để giữ môi trường nước ao nuôi tốt. Nên trộn BIOZYME For Shrimp vào thức ăn. Thường xuyên bổ sung premix khoáng, các loại vitamin như VITASOL-SHRIMP, BIOVITA For Shrimp, BIO-FAC, VITAMIN C PREMIX  For Shrimp, SUPER CALCIUM FORT For Shrimp vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng.

- Sử dụng men vi sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh và khử mùi hôi ở đáy ao, định kỳ 15 ngày/ lần bằng các loại chế phẩm như: BACIFLORA For Shrimp, BIO-BACTER For Shrimp, BIO-YUCCA For Shrimp.

Bệnh đốm đen

a. Đặc điểm 

Xuất hiện các đốm đen nhỏ, ẩn dưới vỏ hoặc các đốm đen xuất hiện thành cụm ở vỏ, ở thân tôm hoặc ở vùng mang.

b. Nguyên nhân gây bệnh

Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như  VibrioPseudomonasAeromonasgây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi. Bệnh thường phát sinh khi tôm bị yếu do môi trường ao nuôi bị dơ bẩn, nuôi với mật độ dày, các yếu tố môi trường bị thay đổi một cách đột ngột, quản lý kém,…

c. Triệu chứng

Tôm thường xuất hiện những đốm đen trên vỏ giáp đầu ngực, phụ bộ hoặc mang. Trong trường hợp bệnh nặng, vỏ tôm bị ăn mòn và có thể bị lở loét ở phần dưới vỏ. Những vết lở loét này là nơi thuận lợi để các mầm bệnh khác tấn công vào cơ thể như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,… làm cho bệnh càng nặng thêm. Tôm bị nhiễm bệnh bơi lội lờ đờ, ăn ít, khó lột xác, có thể bị dính vào vỏ cũ hoặc mất phụ bộ khi lột. Nếu bị bệnh nhẹ, sau khi lột xác xong tôm sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh.

d. Hướng giải quyết

Phòng bệnh:

- Luôn duy trì ao nuôi trong sạch, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Không nuôi quá dày, tránh gây sốc cho tôm.

- Vệ sinh bể nuôi hoặc cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi tiến hành ương nuôi, tẩy trùng bể hoặc nước ao nuôi bằng các loại thuốc sát trùng như POVIDINE For Shrimp, AQUA-CLEAN For Shrimp, BIOXIDE For Shrimp, IODINE COMPLEX For Shrimp.

- Thường xuyên trộn các loại thuốc bổ như BIO ANTI-SHOCK For Shrimp, VITAMIN C 10% For Shrimp, BIO-NUTRILAC For Shrimp, BIOZYME For Shrimp, BIO-ACTIVIT For Shrimp vào thức ăn để tôm luôn khỏe mạnh, tăng sức kháng bệnh.

- Dùng các chế phẩm sinh học như BIO-BACTER for Shrimp, BIO-YUCCA for Shrimp, BIOTIC for Shrimp, BACIFLORA for Shrimp để hấp thu khí độc và phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi.

Điều trị:

- Dùng một số loại thuốc kháng sinh như NEOTETRACOL STREP For Shrimp, NORFLOXACIN 300 For Shrimp, FLOBACOL For Shrimp, FLOBACIN For Shrimp trộn vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn trên toa thuốc.

- Kết hợp trộn các loại thuốc bổ như: BIOZYME For Shrimp, ANTI-STRESS For Shrimp, NUTRI-SHRIMP, VITASOL-SHRIMP, VITAMIN C 10% For Shrimp để tôm mau lành bệnh.

- Xử lý nguồn nước ao bằng các loại thuốc sát trùng như  BIO-TECH For Shrimp, BIOXIDE For Shrimp, POVIDINE For Shrimp.

- Dùng các chế phẩm sinh học như BIO-BACTER for Shrimp, BIO-YUCCA for shrimp, BIOTIC for Shrimp, BACIFLORA for Shrimp để hấp thu khí độc và phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi.

Trung tâm thông tin tư liệu






TIN TỨC KHÁC :