Hướng dẫn cách điều trị các bệnh thường gặp ở lươn nuôi

Ngày đăng: 2015-12-15 07:29:17


I. Bệnh đóng dấu (bệnh lở loét) trên lươn

1. Nguyên nhân: Bệnh xảy ra khi lươn bị sây sát, khi đó các vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và sinh sống, phát triển dần thành những vết loét lớn.

2. Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện những vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ xen lẫn với các vùng da bị giập nát. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu. Nếu bệnh nặng, đuôi lươn sẽ bị rụng, bơi lội khó khăn, đầu lươn thường ngóc lên khỏi mặt nước để thở, lươn mệt mỏi, yếu dần rồi chết, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5 – 9.

3. Điều trị:

  • Xử lý thuốc ngoại ký sinh trùng: OSCILL ALGA STRONG ( 250 ML/ 1000 m3 nước)
  • Trộn thuốc trị nội ký sinh: BENDAVI hay HADAZI  vào thức ăn.

 

II. Bệnh tuyến trùng trên lươn

1.Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.

2. Triệu chứng: Viêm ruột sưng đỏ, rối loạn tiêu hóa, nếu nhiễm khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, lươn hoạt động yếu ớt, kiệt sức và chết dần.

3. Điều trị:

Trộn thuốc trị nội ký sinh: BENDAVI hay HADAZI  vào thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày.

- Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.

 

III. Bệnh nấm thủy mi (bệnh nấm nước, bọ gòn) trên lươn

1. Nguyên nhân: Bệnh do ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn gây ra.

2. Triệu chứng: Những sợi nấm bám chặt vào da lươn, hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh.

3. Điều trị: Xử lý thuốc trị nấm, ký sinh trùng: OSCILL ALGA STRONG ( 250 ML/ 1000 m3 nước, liên tục 3 lần, ngày 1 lần)

 

IV. Bệnh đỉa bám trên lươn:

1. Nguyên nhân: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm.

2. Triệu chứng: Đỉa bám vào phần đầu lươn, phá hoại mô bì, hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn.

3. Điều trị: Dùng vôi sống để vệ sinh khu nuôi, rắc vôi để giết chết đỉa, thay nước mới vào và xử lý tiếp bằng dung dịch OSCILL ALGA STRONG (50 ML/m3). Khi đỉa ngoi lên mặt nước, vớt bỏ và thay nước mới cho lươn.

 

V. Bệnh sốt nóng

1. Nguyên nhân: Do mật độ nuôi dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.

2. Triệu chứng: Khi môi trường quá bẩn, lươn mất cân bằng sinh lý, cơ thể tiết nhiều dịch nhầy. Lươn bị xáo động trong bể, cuốn nhau thành từng búi và làm nhiệt độ từng tầng tăng cao, đầu lươn sưng phồng to, chết hàng loạt.

3. Điều trị:

-Giữ môi trường nước luôn sạch, giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước sạch vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát, thả cá trê để ăn thức ăn thừa và đề phòng lươn cuốn vào nhau.

- Xử lý định kỳ bằng men vi sinh đáy AQUA BIO BZT

- Phun dung dịch OSCILL ALGA STRONG (20 ML/m3 nước).

- Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.

 

VI. Bệnh nát đuôi

1. Nguyên nhân: Do lươn đã bị thương hoặc bị lươn khác cắn, chỗ vết thương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.

2. Triệu chứng: Lươn có đuôi bị sây sát, dập nát, tụ huyết, nhiễm trùng nặng, có con tuột cả thịt để lồi xương sống.

3. Điều trị:

- Chủ yếu là sát trùng nước SANDIN 267 hoặc tắm lươn trong dung dịch OSCILL ALGA STRONG (20 ML/m3 nước) trong vòng 5 phút. Rắc vôi bột sau khi rút cạn nước.

-  Loại bỏ những con bị bệnh ra khỏi chỗ nuôi và vệ sinh liên tục.

- Trộn TRIMDOX New 5 g/ kg thức ăn, liên tục trong 5 – 7 ngày.

 

VI. Bệnh xuất huyết

1. Triệu chứng: Lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng thân, đặc biệt là ở vùng bụng. Miệng sưng và đỏ tím, đôi khi thấy máu chảy ra ở miệng. Bơi không bình thường, chao đảo điên cuồng và ngóc lên mặt nước quẫy mạnh, sau một thời gian là chết.

 

Hướng dẫn cách điều trị các bệnh thường gặp ở lươn nuôi

 

2. Điều trị:

- Thay nước sạch vào, sử dụng SANDIN 267 để xử lý nước. Dùng thuốc OSCILL ALGA STRONG (20 ML/m3) để sát trùng cho lươn trong vòng 5 phút.

Trộn kháng sinh TRIMDOX New 5g/kg thức ăn, liên tục trong 5 – 7 ngày

- Loại bỏ những con lươn bị bệnh nặng hoặc đã chết. Tăng cường thay nước cho khu nuôi.

Thủy Sản Cần Thơ

 

Từ khóa: các bệnh thường gặp trên lươn, cách phòng và trị bệnh cho lươn, một số bệnh thường gặp ở lươn, phòng trị bệnh thường gặp trên lươn






TIN TỨC KHÁC :