Hướng dẫn cách phòng trị bệnh cho cá cảnh lúc giao mùa

Ngày đăng: 2016-03-24 07:06:19


Trong điều kiện khí hậu vào thời điểm giao mùa như hiện nay, động vật thủy sản nói chung, cá cảnh nói riêng phải chịu tác động rất lớn từ sự thay đổi bất thường của thời tiết. Người nuôi cũng như người chơi cá cảnh cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh và xử lý cho các hệ thống nuôi:

 

1.Đối với các đối tượng nuôi trong ao như chép Nhật, Ba đuôi, Hồng kim, ….

Đây là cơ hội thích hợp cho sự phát triển và tấn công của các loại ký sinh trùng. Thông thường ký sinh trùng luôn có mặt sẳn trong ao với mật độ thấp. Trong điều kiện thời tiết như hiện nay: nhiệt độ tăng cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng ở các ao (nước xanh hơn, đâm đặc hơn). Các loài ký sinh trùng có điều kiện để phát triển cả về số lượng lẫn khả năng gây bệnh. Trong khi đó cá nuôi đang yếu đi do phải đối mặt với sự biến động môi trường. Như vậy, bệnh đã đủ điều kiện để phát sinh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sau 2 ngày, tỉ lệ cá bị nhiễm có thể lên đến 80 – 90 %, tiếp sau đó, cá sẽ bị vi khuẩn tấn công, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết: ao cá bị động bất thường do cá trong ao hoạt động nhiều và liên tục, cá tập trung nhiều ở cống cấp nước, ở quanh lưới, vùng có cây thủy sinh, …Trường hợp bệnh mới phát, cá chưa có dấu hiệu bỏ ăn. Nếu bắt cá quan sát sẽ thấy có các đốm xuất huyết ở vây hoặc có lớp nhớt đục phủ bên ngoài cơ thể cá vùng bị nhiễm.
-Phòng bệnh:
+ Kiểm soát chế độ thay nước sao cho ao tránh được hiện tượng phú dưỡng để hạn chế sự phát triển nhanh của ký sinh trùng trong ao.
+ Trộn Hadaclean A vào thức ăn (100g/30 kg thức ăn), cho cá ăn trong 3 ngày, lặp lại mỗi 2 tuần, có thể kết hợp thuốc sát trùng nước
+ Trước khi thả cá, tức trong quá trình chuẩn bị ao nên sử dụng các sản phẩm sát trùng nước Virkon A, Dermatis (theo liều lượng của nhà sản xuất), vôi (10 – 15kg/100 m2).
-Trị bệnh: dùng Hadaclean (100 g/20 kg thức ăn) cho cá ăn 3 ngày liên tục.

 

2. Các đối tượng nuôi trong bể xi măng (cá xiêm, bảy màu, ….)

Bệnh vào thời điểm giao mùa thường gặp nhất là các bệnh do nấm.
-Triệu chứng: xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ trên thân cá
-Phòng bệnh:
+ kg muối ăn không iod/1m3 nước
+ Iodine complex (liều lượng theo nhà sản xuất) để sát trùng nước trước hoặc trong quá trình nuôi.

 

3. Các đối tượng nuôi trong bể kiếng (cá Đĩa, Ông tiên, …)

Các bệnh thường gặp vào lúc giao mùa trong hệ thống nuôi này thường gặp : bệnh do nấm, bệnh tuột nhớt.

3.1.Bệnh do nấm

-Triệu chứng: cá bị sậm màu, xuất hiện các đốm trắng trên mình, vây cá
- Phòng bệnh: hạn chế thay nước, giảm lượng cho ăn, vệ sinh kỹ thức ăn tươi sống (bo bo, trùn chỉ), tránh làm vệ sinh nhiều các bể nuôi, làm vệ sinh thường xuyên hệ thống lọc, ổn định nhiệt độ đối với cá con. Có thể bổ sung 100 – 200g muối ăn/200 lít nước sau mỗi lần thay nước.
-Trị bệnh :
+Xử lý nước nuôi cá bằng muối ăn không iod (2kg muối (NaCl)/1m3 nước), đến ngày thứ 3 thay 30 % nước.
+Dùng Iodine complex để xử lý nước nuôi (liều lượng theo nhà sản xuất)

3.2.Bệnh tuột nhớt

- Triệu chứng : cá nhạt màu, tụ ở góc hồ với mật độ dày đặc, bỏ ăn.
- Phòng bệnh : hạn chế thay nước để tránh cá bị sốc do môi trường
- Trị bệnh : Bioxide for fish (liều lượng theo nhà sản xuất).


Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận





TIN TỨC KHÁC :