Nông nghiệp
Cà chua thân gỗ - hàng hiếm xôn xao Hà thành trồng thế nào?
Là họ hàng xa của giống cà chua thông thường, những trái cà chua thân gỗ được bán với giá siêu đắt, gấp khoảng 50 lần cà chua bán ở ngoài chợ đang là tâm điểm chú ý của nhiều chị em. Vậy trồng chúng như thế nào? Khác gì so với loại cà chua thường thấy?
Nếu bạn có hứng thú với loại quả lạ có giá tiền triệu này, thay vì mua chúng với giá đắt đỏ, sao bạn không cùng Ngon Sạch Lạ bắt tay vào trồng chúng nhỉ?
Cà Tamarillo hay còn gọi là cà chua thân gỗ có nguồn gốc từ Nam Phi và được trồng rộng rãi từ phía bắc của Chile, Argentina đến nam Mexico và Ecuador.
Là họ hàng xa của cây cà chua thông thường, cây cà chua thân gỗ thậm chí có thể cao tới 5m.
Cà chua thân gỗ là cái tên được một tổ chức trồng cây ở New Zealand đặt vào những năm 1960.
Cũng giống như các giống cà chua thông thường, cà chua thân gỗ có thể dùng để ăn ngay hoặc sử dụng trong chế biến các món ăn khác với vị ngọt ngào, hương vị đậm và tổng hợp nhiều loại vị khác.
Cà chua thân gỗ chủ yếu được trồng bằng hạt hoặc giâm cây con từ cành chiết ghép.
Thời điểm tốt nhất trồng loại cà chua thân gỗ này là vào mùa xuân.
Cây cần lượng nước cao, nhất là vào mùa hè cần luôn được bổ sung nước thường xuyên.
Cà chua thân gỗ ra hoa vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.
Ban đầu loại cà chua thân gỗ này có màu vàng và màu tím, nhưng đến năm 1920, chúng được lai tạo và phát triển thành màu đỏ. Cà chua thân gỗ màu vàng ít tính axit hơn màu đỏ nhưng ruột của nó thì ngọt ngào và ngon hơn.
Theo các chủ cửa hàng bán loại quả lạ này thì chúng được nhập trực tiếp từ Ecuador với giá khá đắt. Gấp cả chục lần giá cà chua đen, cà chua đỏ, loại cà Tamarillo hay còn gọi là cà chua thân gỗ, hiện có giá lên đến 1 triệu đồng/kg.
Ruột của chúng khá giống với cà chua thông thường.
Quả của loại cà chua lạ này có nhiều thịt, hình bầu dục hoặc hình elip, vỏ có màu vàng, màu cam đỏ. Khi ăn sẽ thấy hương vị thịt cùi thơm ngon, hơi chua ngọt, được đánh giá là loại cà chua giàu các vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi trực tiếp như các loại trái cây khác hoặc dùng để làm salad, ép nước uống và dùng xào nấu các món như bình thường.
Khác so với giống cà chua thông thường, cà chua thân gỗ lại chú trọng vào sự phát triển của các nhánh để cây ra quả được nhanh hơn. Chính vì vậy khi cây cao được được khoảng 1m, bạn nên tỉa bớt phần ngọn của cây đối với những cây non.
Còn với những cây lớn hơn thì cần gộp những cành, nhánh của cây cột lại và có thể cắt bớt nếu chúng quá dài và lớn.
Tuy có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nhưng cà chua thân gỗ lại thường mọc ở trên núi cao, có khả năng kháng sương.
Đặc biệt, cà chua thân gỗ khá giòn và không chịu được gió to.
Chúng không cần những loại phân bón cầu kỳ mà có thể sử dụng các loại phân thông thường. Ngoài ra, dùng phân gà cũng rất tốt cho cây. Về sâu bệnh, phấn trắng là bệnh thường gặp trên cà chua thân gỗ.
Cây sẽ cho ra quả sau từ 18 đến 20 tháng sau khi hạt nảy mầm, thường được thu hoạch quả vào tháng Bảy hoặc tháng Tám, việc ra quả sớm hay muộn phụ thuộc vào việc tỉa cây, chăm bón và điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mỗi vùng.
Theo chủ một cửa hàng thực phẩm sạch có bán loại cà chua lạ này, nếu so sánh về mặt chất lượng khi ăn thì loại cà Tamarillo được chấm điểm 10 thì cà chua đỏ thường cũng đạt 7-8 điểm. Tuy nhiên, loại cà Tamarillo mới xuất hiện trên thị trường nên giới nhà giàu hiếu kỳ, tò mò mua về thưởng thức thử.
Theo Lục Vô Song / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó