Nông nghiệp
Các loại rau trong chậu nhà lưới
1. Cà chua:
a. Ươm hạt: Gieo hạt thật thưa để cây con mập mạnh, khi hai lá mầm vừa xoè ngang ra, bứng và trồng từng cây con trong chậu có đường kính 10cm, lấp đất vừa ngang lá mầm, chăm sóc (tưới nước, phun phân) cho cây phát triển.
b. Trồng ra chậu: Chậu có dung tích 15 – 20 lít cho mỗi cây, dùng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX để trồng với cách chuẩn bị đã được hướng dẫn.
c. Chăm sóc:
- Tưới nước đều giữ đất luôn ẩm nhưng không nhão ướt quá, không đủ độ ẩm thì trái cà có thể bị nứt.
- Bón hoặc tưới phân hàng tuần với liều lượng nhỏ.
- Tránh nơi ẩm ướt, không nên phun ướt lá và thân cây để tránh bị nấm và bịnh thối gốc và rễ cây.
- Đối với loại cây cao, chỉ nên để một nhánh chính mà thôi, ngắt bỏ những nhánh phụ mọc từ nách lá. Khi cây đã có từ 5 đến 6 chùm hoa đậu trái thì nên ngắt ngọn để tập trung dinh dưỡng cho những chùm trái. Nên có cây hoặc giá phụ để đỡ cho cây khỏi đổ.
- Đối với loại cây cà lùn thì không cần phải cột chống cây, chỉ cần chống đỡ những chùm trái nếu quá nặng.
- Cần cắt bỏ ngay những lá già, vàng úa hoặc có bịnh.
2. Cà tím, cà bát:
a. Ươm hạt: Gieo khoảng 4, 5 hạt trong chậu nhỏ dường kính khoảng 8 – 10cm, để hạt sâu khoảng 1cm, khi cây mầm đã mọc đủ, cần nhổ bỏ những cây yếu chỉ giữ lại một cây mạnh nhất.
b. Trồng ra chậu: Dùng chậu có dung tích khoảng 15 lít cho mỗi cây, sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX theo cách đã hướng dẫn.
c. Chăm bón: Để nơi có nắng và ấm nhưng không quá nóng, tưới nước đều giữ cho đất luôn ẩm nhưng không nhão ướt, bón hoặc tưới phân mỗi hai tuần. Cần có cây chông đỡ nếu nhiều trái làm nặng cành.
3. Ớt xanh Đà Lạt (Capsicum):
a. Ươm hạt: Gieo độ 4 – 5 hạt trong một chậu có đường kính khoảng 8-10cm, sâu từ 2 cm, khi cây con mọc lên với 2 lá mầm vừa xoè ngang ra thì nhổ bỏ hết chỉ chừa lại 1 cây trong bầu, để cho cây con phát triển được 5,6 lá thật hoặc khoảng 3 tuần sau thì đem trồng ra chậu.
b. Trồng ra chậu: Tưới nước cho thấm đều bầu đất cây con, để yên khoảng 15-20 phút, sau đó nhẹ nhàng lấy nguyên bầu đất với cây con ra khỏi chậu, giữ nguyên bầu đất với cây con đặt vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, đặt bầu đất ngang bằng với mặt đất trong chậu. (Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX, tưới ẩm sẵn trước 1-2 ngày, dung tích chậu phải từ 10 đến 15 lít).
c. Chăm sóc: Loại cây cao thì cần ngắt bớt nhánh, loại cây lùn thì để mọc tự nhiên. Để chậu nơi có nắng, nhiệt độ ấm nhưng không quá nóng, tưới đều giữ đất ẩm nhưng không ướt nhão. Bón hoặc tưới phân mỗi 2 hoặc 3 tuần một lần.
4. Rau xà lách (Lettuce):
a. Ươm hạt: Trong mỗi bầu đất nhỏ, gieo vài hạt sâu khoảng 1cm, khi cây mầm đã mọc đều và hai lá mầm đã xoè ngang, nhổ bỏ chỉ chừa 1 cây mạnh nhất, chăm bón cho cây phát triển khoảng 3 tuần thì đem trồng ra chậu.
b. Trồng ra chậu: Để cho cây xà lách phát triển tròn đều, mỗi chậu chỉ trồng một cây, chậu cần có đường kính khoảng 15cm. Khi trồng chỉ đặt nửa bầu đất xuồng chậu trồng để tránh tình trạng bị thối nhũn gốc và lá cây.
c. Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm nhưng tránh ướt nhão, chỉ tưới vào buổi sáng tránh cho cây bị ướt vào ban đêm. Bón hoặc tưới phân vừa phải thôi.
Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX để ươm hạt và trồng ra chậu.
5. Dưa leo (Cucumber):
a. Ươm hạt: Gieo hạt sâu 3cm trong chậu có đường kính 10cm, chỉ để 1 cây mạnh nhất còn bao nhiêu nhổ bỏ. Khi cây phát triển có 4 hoặc 5 lá thật thì đem trồng ra chậu.
b. Trồng ra chậu: Chậu cần có dung tích từ 15 đến 20 lít, để bầu cây giống ngang mặt đất trong chậu, mỗi chậu chỉ trồng 1 cây. Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX rất thích hợp cho cây Dưa leo.
c. Chăm sóc: Cây dưa leo cần rất nhiều nước và phân bón, do đó phải tưới nước thường xuyên và bón phân đều. Giữ cây ở vị trí khô ráo, có nắng và ấm nhưng tránh nơi quá nắng và quá nóng, tránh phun nước lên thân và lá cây. Khi thu hoạch cần dùng kéo bén để cắt, tránh hái bằng tay sẽ làm giập cuống rất dễ tạo điều kiện cho mầm bịnh xâm nhập.
6. Bí ngồi (Zuchini):
a. Ươm hạt: Gieo 2 hoặc 3 hạt sâu 3-5cm trong chậu có đường kính 10cm, khi cây mầm mọc đều, nhổ bỏ các cây yếu chỉ để lại 1 cây mạnh nhất thôi.
b. Trồng ra chậu: Khi cây giống đã có 5 hoặc 6 lá thật, trồng ra chậu có dung tích khoảng 20 đến 25 lít. Đặt chậu nơi có nắng và ấm.
d. Chăm sóc: Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm đất nhưng không ướt nhão, bón hoặc tưới phân hàng tuần. Không bao giờ tưới ướt hoa đang nở vì sẽ làm cho hoa không đậu trái được.
Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX để ươm hạt và trồng ra chậu.
7. Rau cải:
a. Ươm hạt: Trong mỗi bầu đất đường kính 3 cm, bỏ 3,4 hạt sâu khoảng 0,5cm. Khi cây mầm mọc đều, nhổ bỏ hết chỉ chừa lại 1 cây mạnh nhất. Chờ cho cây phát triển có 3 đến 4 lá thật thì đem trồng ra chậu.
b. Trồng ra chậu: Tùy loại cải có thể trồng từ 3 đến 4 cây trong mỗi chậu dung tích 10 lít với đường kính khoảng 20cm. Riêng đối với cải củ thì chậu trồng phải là loại chậu có chiều sâu tối thiểu 30cm.
c. Chăm sóc: Tưới nước đều, giữ cho toàn bộ đất trong chậu luôn luôn ẩm nhưng không ướt nhão. Tránh tình trạng chỉ tưới ướt bề mặt chậu mà phía dưới khô, rễ rau sẽ có khuynh hướng mọc trồi trên bề mặt đất. Bón hoặc tưới phân hàng tuần. Để chậu rau nơi có vừa đủ nắng ấm nhưng không quá nóng.
Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX để ươm hạt và trồng ra chậu.
8. Rau muống:
a. Ươm hạt: Dùng chậu đường kính khoảng 30 – 40cm, sâu khoảng 15cm ươm trải đều khoảng 30 hạt ở độ sâu 2cm. Tưới giữ ẩm vừa phải cho đến khi cây con mọc mạnh.
b. Chăm sóc: Khi cây rau đã cao khoảng 10 – 12cm, tưới giữ ẩm hàng ngày, phun Phân Bón Qua Lá HUMIX loại dùng cho Rau ăn lá ở nồng độ 1/300, mỗi tuần một lần cho đến khi hái lứa đầu tiên (ngưng phun phân bón ít nhất 3 ngày trước khi hái ăn).
c. Sau mỗi lần hái, tiếp tục phun Phân Bón Qua Lá HUMIX ngay hoặc pha nước tưới gốc với nồng độ 1/200. Rau muống trồng trong chậu nếu chăm bón đúng quy trình sẽ được thu hoạch mỗi tuần một lần.
d. Mỗi 2 tuần kể từ lần hái đầu tiên, dùng chĩa ba xới nhẹ đất mặt chậu để tránh tình trạng đất đóng váng, nước tưới không thấm và không khí không xâm nhập đất trồng sẽ làm giảm độ phát triển của cây rau. Dùng phân HUMIX loại chuyên dùng cho Rau ăn lá (dạng bột hoặc dạng viên) khoảng 2 muỗng canh, trải đều trên bề mặt chậu khi xới và tưới nước cho thấm đều.
e. Khi thu hoạch, tốt nhất nên dùng kéo cắt để tránh nhổ rễ lên khi hái bằng tay. Rau muống trồng trong chậu có thể cho thu hoạch đến 6 tháng, mỗi tuần một lần nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho rau.
9. Rau mồng tơi:
a. Ươm hạt: Dùng chậu đường kính khoảng 30 – 40 cm, độ sâu tối thiểu 20cm, có thể ươm hạt trực tiếp trong chậu trồng hoặc ươm trong bầu chờ cây vừa lớn mạnh thì trồng ra chậu.
b. Trồng ra chậu: Mỗi chậu với quy cách như trên có thể trồng 3 cây rau theo hình tam giác đều, cách thành chậu khoảng 5-8cm.
c. Chăm sóc: Khi cây con đã có ít nhất 4 lá thật thì phun Phân Bón Qua Lá HUMIX loại chuyên dùng Rau ăn lá với nồng độ 1/300, mỗi tuần một lần cho đến khi thu hoạch lần đầu (ngưng phun phân bón ít nhất 3 ngày trước khi thu hoạch).
d. Sau khi thu hoạch, tiếp tục dùng Phân Bón Qua Lá HUMIX loại chuyên dùng RAL phun đều lên cây hoặc tưới gốc với nồng độ 1/200, mỗi tuần một lần. Sau lần thu hoạch đầu tiên một tháng, dùng chĩa ba xới nhẹ mặt đất kết hợp bón phân HUMIX dạng bột loại chuyên dùng RAL, 2 tuần một lần.
e. Luôn giữ đất vừa đủ ẩm, không bị khô quá hoặc tưới ướt nhão quá sẽ ảnh hưởng tới sức phát triển của cây rau. Khi thu hoạch nên dùng kéo bén để cắt, tránh dùng tay hái có thể lảm giập thân cây dễ bị vi khuẩn bịnh tấn công hoặc có thể làm đứt rễ cây khi mạnh tay hái. Cây rau mồng tơi có thể cho thu hoạch hàng tuần, thời gian thu hoạch kéo dài tới 6 tháng.
Đất Trồng Trong Chậu HUMIX sử dụng trong việc ươm hạt, bầu cây con và sau đó trồng trong chậu.
10. Cải Ná (Cải Lản, Cải rổ...)
a. Gieo hạt: Hạt giống được gieo vào bầu trước khi trồng ra chậu. Gieo hạt trên nền Đất Ươm Hạt giống HUMIX của Công ty Hữu Cơ sản xuất (Đất Trồng Trong Chậu HUMIX). Mỗi bầu ươm 3-4 hạt sau đó tỉa bới chỉ để lại 2 cây/bầu.
b. Trồng cây con ra chậu: Hạt giống sau khi gieo 18 – 20 ngày (cây có 2-3 lá thật) thì đem trồng ra chậu, chọn chậu có đường kính 30 cm – 50cm, mỗi chậu trồng 2 hoặc 3 cây. Sử dụng Đất sạch Trồng Rau HUMIX để trồng. Chú ý khi để đất vào chậu phải tưới giữ ẩm 3-4 ngày trước khi trồng cây con.c. Chăm sóc bón phân: Phun phân bón Qua Lá HUMIX sau khi trồng 7 ngày, định kỳ 5 – 7 ngày/lần theo nồng độ khuyến cáo 1/200. Xới nhẹ đất quanh gốc bón phân Hữu Cơ Sinh Học Chuyên dùng Rau Ăn Lá HUMIX vào ngày thứ 15, 25 sau khi trồng.
d. Thu hoạch:Sau khi trồng ra chậu 40 – 45 ngày thì có thể thu hoạch, dùng dao, kéo cắt ngang gốc hoặc nhổ cả rễ, sau đó xới xáo, bổ sung đất và tiếp tục trồng vụ mới.
11. Rau gia vị: Rau Húng, Tía tô, Diếp cá, Ngò gai, Rau mùi (Ngò rí, Cần tàu…), Rau răm, Hành lá…
a. Ươm hạt hoặc giâm cành: Dùng chậu có hình dạng và đường kính to, nhỏ tùy thích, nhưng phải đảm bảo độ sâu tối thiểu 20cm, có thể ươm hạt trực tiếp trong chậu trồng hoặc ươm trong bầu chờ cây vừa lớn mạnh có 4 lá thật thì trồng ra chậu. Nếu dùng cách cắt cành, giâm cây giống thì độ dài cành giâm từ 5-7cm là tốt nhất, giâm sâu dưới đất 3 - 4cm.
b. Ra chậu: Mỗi chậu có thể trồng nhiều cây nhưng chú ý cách thành chậu khoảng 3 - 5cm để rể không bị hạn chế khi đâm vào thành chậu.
c. Chăm sóc: Khi cây con đã có ít nhất 4 lá thật (hoặc khi cành giâm cho tược có từ 4 lá mới trở lên) thì phun Phân Bón Qua Lá HUMIX (loại Chuyên dùng Rau ăn lá) với nồng độ 1/300, mỗi tuần một lần cho đến khi thu hoạch lần đầu (ngưng phun phân bón ít nhất 3 ngày trước khi thu hoạch). Sau khi thu hoạch: mỗi tuần một lần dùng phân phun qua lá HUMIX loại chuyên dùng RAL phun đều lên cây hoặc tưới gốc với nồng độ 1/200. Sau 1 - 2 tháng, dùng chĩa ba xới nhẹ mặt đất kết hợp bón phân HUMIX dạng bột loại chuyên dùng Rau Ăn Lá (2 tuần/lần) để nuôi tiếp những đợt sau.
d. Thu hoạch: Nên cắt sát đất chừa khoảng 5cm, sau đó áp dụng chế độ chăm sóc như trên đã nêu để nuôi ăn lại những đợt sau (nên cắt liên tục khoảng 20ngày/lần tránh để cây ra bông). Khoảng từ 5-6 tháng, nếu vẫn chăm bón đầy đủ mà cây phát triển có vẻ cằn cổi thì đã đến lúc phá bỏ trồng lại đợt mới. Riêng Hành lá, Ngò rí, Cần tàu, người ta thu hoạch 1 lượt cả gốc.
Sử dụng Đất Trồng Trong Chậu HUMIX ươm hạt và trồng ra chậu.
12. Cây Ớt: Có hai nhóm phổ biến là ớt cay và ớt ngọt.
a. Thời vụ: Ớt được gieo vào 2 vụ chính: Đông xuân (gieo tháng 10 – 12, trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 4- 5 đến tháng 6-7); Hè thu (gieo tháng 6-7, trồng tháng 8-9, thu hoạch tháng 1-2).
b. Ươm hạt: Nếu nhiệt độ thấp dưới 200C cần phải ủ hạt cho nứt nanh mới gieo. Trong giai đoạn ươm hạt không bón phân hóa học, sau khi cây mọc 7 – 10 ngày, pha loãng phân Phun Qua Lá HUMIX (1/300) tưới 2 lần (4 – 5 ngày/lần).
c. Ra chậu: Cây con sau 40 - 50 ngày có 3 - 4 lá thật, cao 10 –15cm thì đem ra trồng vô chậu được. Chậu đã chuẩn bị sẵn Đất Trồng Trong Chậu HUMIX, có trộn Phân Gà Xử Lý HUMIX với tỷ lệ từ 3-5% và tưới giữ ẩm trước từ 2-3 ngày.
d. Chăm sóc: Hàng ngày, tưới vừa đủ ẩm cho cây. Khoảng 1 tháng sau khi trồng, tiến hành xới nhẹ đất quanh gốc để bón một thêm một lượng rất ít phân HUMIX bột (Phân gà Xử Lý hoặc Phân HCSH HUMIX chuyên Rau Ăn Quả) (Cách một tháng bón một lần).
e. Chú ý phòng trừ sâu, bệnh: Là khâu chăm sóc quan trọng cho cây ớt.
f. Thu hoạch: Thời gian ra hoa và tạo quả dài nên thời gian thu hoạch của cây ớt cũng rất dài (có thể tới 100 – 120 ngày). Những quả chín nên hái ngay, không để ảnh hưởng đến những quả đang lớn, hái cả cuống. Sau khi thu hoạch lứa đầu, tiếp tục dùng phân pha loãng tưới cho cây. Thường xuyên tiến hành loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc và tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây chỉ để 3 - 4 cành./.
Theo Công Ty TNHH Hữu Cơ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó