Nông nghiệp
Hướng dẫn cách làm tỏi đen tại nhà và trong công nghiệp
Tìm hiểu về tỏi đen
Tỏi đen (Black garlic) được hiểu là tỏi được lên men từ tỏi bình thường trong thời gian tương đối, tỏi đen có màu đen, vị ngọt nhẹ, không còn mùi cay, hăng của tỏi thường và có lợi ích gấp nhiều lần tỏi thông thường. Những quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản, tỏi đen được dùng rất nhiều với vai trò là một loại thực phẩm tăng cường thể lực. Tỏi đen có khả năng chống ô xy hóa rất cao và nó được tin là có thể kéo dài tuổi thanh xuân.
Vì những khả năng ngoài sức tưởng tượng của tỏi đen mà giá của tỏi đen thường tương đối cao, nếu như ở Nhật Bản và Hàn Quốc – cái giá phải trả cho 1kg tỏi đen là 4-5 triệu đồng thì tại Việt Nam chỉ có từ 1,3-2 triệu/kg (tùy vào chất lượng và hình thức). Tuy vậy giá cả này vẫn tương đối cao, vì vậy làm thế nào để có thể sản xuất ra được tỏi đen. Dưới đây các chuyên gia của chúng tôi sẽ dạy khách hàng quy trình công nghệ và cách làm tỏi đen đơn giản và chất lượng nhất.
Nguyên lý tạo thành tỏi đen
Với tỏi thông thường, nó màu trắng, vị cay và hăng nhưng tỏi đen lại có màu đen, vị ngọt dịu, mùi thơm nhẹ và kết cấu dẻo. Sự khác nhau này được lý giải do melanoidin được tạo ra từ các phản ứng hóa học của axit amin và đường. Từ đó tỏi chuyển từ màu trắng thành màu đen. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện, các carbonhydrat lưu trữ bị phá vỡ, tạo thành đường đơn làm lượng đường trong tỏi tăng, mang lại hương vị ngọt ngào cho tỏi đen.
Lựa chọn máy làm tỏi đen
Để có thể tạo ra tỏi đen bạn phải có các thiết bị đó là máy làm tỏi đen. Tùy thuộc vào khối lượng tỏi cần dùng mà bạn lựa chọn những chiếc máy với công suất phù hợp. Có thể dùng loại nhỏ cho gia đình hoặc loại dùng trong công nghiệp dưới đây.
Hướng dẫn chọn nguyên liệu và các bước làm tỏi đen
- Để làm được tỏi đen chất lượng tốt thì bước lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn những củ to và tròn, không bị trầy xước, các phần bên trong cũng phải bảo đảm chất lượng.
- Để làm cho tỏi không bị thối rữa và mọc mầm, các bạn cần bảo quản tỏi sớm nhất có thể. Hãy cất tỏi ở nơi lạnh, nhiệt độ phù hợp từ 0 đến -1 độ C, độ ẩm không khí 70%.
- Sau đó rửa sạch tỏi bằng nước sạch, phải để cho tỏi thật khô sao cho không còn giọt nước nào đọng lại trên bề mặt củ. Hãy đặt tỏi trong môi trường khô thoáng từ 4 tới 6 tiếng trước khi lên men
Các bước làm tỏi đen
Cách làm tỏi đen tại nhà
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và máy lên men tỏi đen, ta bắt đầu thực hiện làm tỏi đen tại nhà (bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện)
- B1: Đầu tiên các bạn chọn một chiếc nồi điện có khả năng chỉnh nhiệt độ (nồi cơm đun ở nhiệt độ thấp từ 55 đến 65 độc C). Chú ý cần đảm bảo chiếc nồi này không có chức năng đếm thời gian tự ngắt.
- B2: Mua một lượng tỏi tươi vừa đủ, không bóc bỏ, để vào một chiếc hộp thủy tinh hoặc nhựa có khả năng chịu nhiệt. (Chọn hộp với kích thước vừa để đảm bảo khi để vào nồi điện vẫn có một khe hở nhỏ giữa hộp và thành nồi.
- B3: Đặt một chiếc nhiệt kế vào trong hộp chứa tỏi rồi quấn kín hộp bằng một màng nhôm mỏng. Sao cho một đầu nhiệt kế thò ra ngoài để có thể theo dõi được chỉ số nhiệt độ. Tốt nhất, hãy chọn nồi điện có vung trong suốt để có thể nhìn thấy chỉ số nhiệt độ trong nồi.
- B4: Sau cùng, chúng ta để hộp đựng tỏi vào nồi điện, cắm điện và bật chế độ nấu ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Để như thế trong vòng 40 ngày, tỏi tươi sẽ tự lên men thành tỏi đen. Tỏi đen sau khi lấy ra có thể bóc vỏ ăn ngay, mỗi ngày từ 1 đến 3 củ có công dụng trong phòng và chữa nhiều bệnh.
Cách làm tỏi đen trong công nghiệp (sản xuất tỏi đen với số lượng lớn)
Khi đã có máy lên men và chuẩn bị xong nguyên liệu chúng ta bắt đầu làm tỏi đen
- B1: Đầu tiên, các bạn cài đặt máy làm tỏi đen ở nhiệt độ 0-50 độ C, độ ẩm 60-80%, cho máy chạy trong thời gian từ 8–10 tiếng.
- B2: Tiếp theo đó, chỉnh máy lên men ở nhiệt độ 50-70 độ C, độ ẩm 65-90%, từ 20 đến 30 tiếng, khi đó tỏi thông thường sẽ lên men dần dần để trở thành tỏi đen.
- B3: Tiếp tục cài đặt máy lên men ở nhiệt độ 75–80 độ C, độ ẩm 75–95% trong thời gian hơn 200 giờ. Lúc này tỏi đen đã được tạo ra.
- B4: Sau cùng, sấy khô tỏi đen ở nhiệt độ 80–900C, sau đó đóng túi
Bài viết là cách làm tỏi đen đơn giản nhất, đem lại những củ tỏi chất lượng với giá rẻ nhất. Chúc các bạn thành công với cách làm tỏi đen này!
Tag: cung cấp máy lên men tỏi đen, máy làm tỏi đen, máy làm tỏi đen tiross có tốt không, phân phối máy làm tỏi đen của nhật, máy làm tỏi đen loại nào tốt, cách làm tỏi đen bằng máy tiross, huong dan lam toi den tai nha, mua ban lam toi den,
Theo Tinh lá sen
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó