Nông nghiệp
hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa leo baby trên giá thể
Trong các cây họ bầu bí, dưa leo là loại cây giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có chế biến xuất khẩu (đặc biệt là giống dưa leo baby), diện tích trồng dưa leo ngày càng phát triển vì trồng dưa leo mau thu hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để trồng dưa leo đạt năng suất và chất lượng nông dân cần tuân thủ theo kỹ thuật sau:
1. Chuẩn bị trước lúc trồng cây dưa leo baby
Xử lý nhà lưới: Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị nghẹt. Dùng thêm 4kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày.
Chuẩn bị bầu trồng cây
- Xử lý giá thể: Mụn xơ dừa, nhất là loại mụn xơ dừa tươi có chứa hàm lượng lignin cao. Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây ngộ độc cho cây trồng. Để trồng được trên mụn dừa tươi thì phải tiến hành xả chất chát hay còn gọi là lignin. Quá trình này nếu xảy ra trong tự nhiên thì thời gian rất lâu (khoảng 12 - 24 tháng). Do đó ngoài biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý, một biện pháp rất đơn giản mà nông dân nào cũng áp dụng được đó là dùng vôi thông thường (vôi dùng bón cho cây trồng) với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, mụn xơ dừa được đưa vào tốt nhất là bể chứa có dung dịch vôi pha sẵn với tỷ lệ trên và ngâm liên tục trong nước vôi. Thời gian ngâm tốt nhất từ 5 - 7 ngày, sau đó xả nước chát màu đen ra khỏi bể chứa và đưa nước sạch vào xử lý từ 2 - 3 lần. Khi đó có thể đem ra sử dụng.
- Xử lý khử trùng và ủ giá thể: Sau khi giá thể đem ra khỏi bể xử lý có thể đem ủ với chế phẩm sinh học BIMA (có chứa nấm đối kháng Trichoderma) để thúc đẩy quá trình tiêu diệt các nấm gây hại cho cây trồng vừa thúc đẩy quá trình ủ hoai của giá thể mụn xơ dừa. Tỷ lệ phối trộn cứ 1 tấn xơ dừa sau xử lý trộn với 3 - 4kg BIMA, lưu ý phải giữ cho độ ẩm của đống ủ từ 50 - 60%. Bổ sung thêm từ 20 - 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn xơ dừa. Có thể tạo độ ẩm đống ủ bằng cách pha 1 kg ure với 100 lít nước và tưới đều vào đống ủ cho đạt đến độ ẩm 50 - 60%. Có thể kiểm tra độ ẩm đống ủ bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, thấy rỉ nước ra ở tay là được. Đảo trộn và đậy bạt, sau 4 - 5 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 60oC. Sau 7 ngày ta tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm. Sau 25 - 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50 - 55%. Sau thời gian từ 40 - 60 ngày có thể đem ra sử dụng. Giá thể sau khi xử lý có thể trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân NPK, urê, super lân, kali.
Chuẩn bị túi bầu: Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (kích thước bầu 30 cm x 35 cm).
Đóng xơ dừa vào túi bầu: Cho toàn bộ xơ dừa đóng vào túi bầu. Chuyển túi bầu vào trong nhà lưới.
Mật độ, khoảng cách: Mật độ trồng: 3.000 cây/1.000 m2 sàn nhà lưới.
Lưu ý: Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomil gold và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng. Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 - 2 ngày để đảm bảo cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước.
2. Điều khiển nước tưới:
Khi cây còn nhỏ, số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và PH = 6. Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh.
3. Phân bón:
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây dưa leo, đặc biệt trồng cây dưa leo bằng hình thức tưới nhỏ giọt thì việc trộn hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng.
Quy trình phối trộn phân bón cho cây dưa leo
Khi dùng phân cho hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây dưa leo cần dùng 3 thùng riêng vì các loại phân bón này nếu pha chung ở nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng kết tủa.
Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau: (cách pha trộn phân phụ thuộc vào giống cây dưa leo, mức độ thâm canh)
Thùng A: Các chất được pha trong 150 lít nước và khuấy tan đều: Calcium Nitrate: 9kg, Potasium Nitrate: 1,4 kg, KH2PO4: 1,3 kg.
Thùng B: Các chất được pha trong 150 lít nước và khuấy tan đều: K2SO4: 4 kg, MgSO4: 3,2 kg, FeSO4: 200 gr, H3BO3: 35 gr, MnSO4: 30 gr, ZnSO4: 12 gr, CuSO4: 4,5 gr, Molypden: 1,5 gr.
Thùng C: Đối với nguồn nước tưới có pH thấp (khoảng 4,2) nên phải dùng NaOH hoặc KOH để nâng pH lên 6. Thêm 20.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 0,75 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6.
Các chất được pha vào 300 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó dung dịch phân bón đậm đặc này sẽ được pha với 20.000 lít nước để tưới cho dưa leo trong vòng 7 ngày cho 1.000 m2 sàn.
Cách bón: Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC = 1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày. Tuần thứ 2 - 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần. Tuần thứ 5 về sau tăng lượng calcium nitrat từ 18 kg lên 23 kg, đảm bảo EC = 1,5; pH = 6, lượng nước tưới trong 1 ngày khoảng từ 1,5 lít/gốc đến 2 lít/gốc tùy theo lượng ánh sáng và nhiệt độ và số lần tưới trong 1 ngày khoảng 20 lần.
Chú ý: Ở giai đoạn từ khi mới trồng đến 15 ngày sau khi trồng, cây thường biểu hiện thiếu sắt - cần bổ sung sắt bằng cách phun trên lá chelat sắt.
4. Làm giàn, tỉa nhánh, thụ phấn cho dưa leo
- Làm giàn: Dây làm giàn leo thường dùng là dây cước, được treo ngược lên trên cao. Sử dụng dây cước làm giàn, sợi dây cước được buộc trên giàn cao. Cây sinh trưởng, phát triển đến đâu buộc dây đến đó, cuốn sợi dây vào thân cây. Dưa leo phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30cm và có tua cuốn nên tiến hành quấn cây lên giàn.
- Tỉa nhánh: Dưa leo phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4 - 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.
- Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4 - 6 quả, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.
- Rung hoa (bông), thụ phấn: Khi cây bắt đầu ra bông, vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho dưa leo là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cây bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn.
5. Kiểm soát sâu bệnh ở dưa leo baby
Ưu điểm của phương pháp trồng cây dưa leo trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt là điều kiện trồng trong nhà lưới, nhà kính, trồng cây trong môi trường giá thể sạch nên hạn chế và kiểm soát được bệnh hại rất nhiều. Tuy nhiên, sâu bệnh thấy xuất hiện đều quanh năm, đặc biệt là các loại bệnh trên cây dưa leo.
Sâu hại: Dưa leo thường gặp các sâu hại như: Sâu xanh, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ.
- Cách phòng trừ: Xử lý giá thể, che chắn kỹ. Một số loại thuốc trừ sâu có thể dùng: Catex 1,8 EC và 3,6 EC; Delfin 32 BIU, BT, Sherpa 25 EC. Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này.
Bệnh hại: Bệnh hại hay gặp là: Bệnh mốc sương (sương mai), bệnh phấn trắng.
- Cách phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy. Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng. Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng. Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh. Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch. Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi trồng.
Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh: Score, Topsin M, Anvil... để phun trừ bệnh phấn trắng. Mataxyl, Aliette, Ridomil Gold, Agri-phos, Phosphonate... để phun trừ bệnh giả sương mai. Chú ý: Khi phun phải đảm bảo đủ lượng nước và liều lượng khuyến cáo.
Theo Thu Hằng - TTKN Lâm Đồng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó