Nông nghiệp
Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo trồng dưa chuột gồm các bước: xác định thời vụ trồng, làm đất, bón phân và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và đề giống dưa chuột.
1. Thời vụ:
Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể trồng 2 vụ một năm.
- Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo sớm hơn, thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu. Nếu gieo muộn gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ quả, năng suất sẽ thấp.
- Vụ Hè: gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10.
- Vụ Đông: gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12.
- Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng tư đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.
2. Làm đất, bón phân:
Do bộ rễ phát triển yếu nên phải làm đất kỹ. Sau khi cày bừa, tiến hành lên luống ngay, tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông. Rạch hàng chia luống với khoảng cách 1, 5m mỗi luống (mặt luống 1, 2m rãnh 0,3m), cao 0,3m.
Lượng phân bón cho dưa chuột trên 1 hécta như sau:
- Phân chuồng mục: 20 tấn (7 tạ/sào)
- Đạm urê: 150kg (5-6 kg/sào)
- Supe lân: 200kg (7 kg/sào
- Kali sunfat: 20kg (8kg/sào)
Đất hơi chua, pH dưới 5, 0 có thể bón thêm 30kg vôi bột/sào (khoảng 840kg/ha).
Phân chuồng, vôi bột và lân bón lót toàn bộ cùng với một nửa số phân đạm và kali. Số còn lại dùng để bón thúc kết hợp với xới vun.
Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều, và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo hai hàng trên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ trồng 33.000 hốc /ha (1.200-1.300 hốc /sào). Mỗi hốc gieo 3 hạt, sau để lại 2 cây. Giống lai F1 để 1 cây. Lượng hạt để gieo cho 1 sào Bắc Bộ là 50g (1,3kg/ha). Giống lai F1 có thể rút bớt lượng hạt gieo (30-40g/sào hay 1kg/ha).
Trong vụ Xuân, ở nhiệt độ thấp (dưới 15oC) nên ủ mầm cho hạt nứt nanh rồi hãy gieo. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, rắc một lớp đất mịn lên trên, sau đó phủ một lớp mùn mục hoặc trấu lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt gieo.
3. Chăm sóc:
Cây 4-5 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón lót 1/2 số đạm và kali còn lại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp tưới rãnh cho cây nếu trước đó và khả năng sau đó 5-7 ngày không có mưa thì tát nước đầy rãnh, ngâm 3-4 giờ cho ngấm và tháo hết nước. Sau 3-4 ngày khi rãnh khô, đất luống còn ẩm, tiến hành cắm giàn cho cây.
Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1400-1500 cây dóc (mỗi hốc bình quân 1, 2 dóc). Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây đay, dây chuối mềm buộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số đạm và kali còn lại tưới thúc cho cây. Nếu gặp mưa, đất ẩm, dùng cuốc nhỏ bổ hốc giữa 2 gốc cây, bón phân và lấp đất, kết hợp làm cỏ và loại bỏ lá già, lá bị bệnh.
Sau mỗi lần thu, nếu có nước phân loãng tưới cho cây sẽ kéo dài thời gian thu hoạch quả.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
Dưa chuột thường gặp các bệnh sau đây:
- Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại cho dưa chuột ở tất cả các vùng trồng. Vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 20oC) và độ ẩm không khí cao, bệnh gây các vết thâm vuông cạnh trên mặt lá, làm chết các tế bào, dẫn tới khô lá.
Dùng Boócđô 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh). Ngoài ra, có thể dùng Ridomil MZ 72 WP phun 1 lần, lượng 1,5kg/ha hoặc Alliette 80WP phun 2 lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.
- Bệnh phấn trắng. Bệnh xuất hiện giữa hoặc cuối thời kỳ sinh trưởng. Các giống địa phương ít bị bệnh. Các giống nhập nội nhiễm nặng hơn.
Dùng Bayleton (Triadiamefon) sữa 25% với 200-250g để pha tưới cho 1 ha dưa chuột. Ngoài ra có thể dùng Sumi - 8 loại bột thấm nước 12,5% pha với nước nồng độ 0,01% để phun.
5. Thu hoạch:
Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày một đợt.
6. Để giống:
Để làm giống, ruộng dưa chuột giữa các giống khác nhau, phải có khoảng cách cách ly ít nhất 2km. Mỗi cây lấy 3-4 quả giống. Sau khi thu lứa đầu quả thương phẩm, để những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác vặt hết để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống.
Quả giống 25-30 ngày tuổi, thu về để chín sinh lý 4-5 ngày. Bổ dọc quả, lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3-4 nắng nhẹ.
Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng sau 3-4 năm cất giữ.
Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được.
Trich nguồn: baobacgiang.com.vn
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó