Nông nghiệp
Kỹ thuật khai thác và nuôi dưỡng măng tre
Măng tre là loại thực phẩm chứa nhiều Protein, glucid và cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, giảm cân và tránh sự hình thành của các vi khuẩn, cải thiện sự tiêu hóa, giảm cholesterol. Với xu hướng hiện nay là quay trở lại việc ăn uống thanh đạm và sạch thì măng tre có thể trở thành thực phẩm thiết yếu. Mỗi một loại măng tre có một cách khai thác khác nhau. Sau đây xin giới thiệu một số kỹ thuật khai thác và nuôi dưỡng măng Điềm trúc để bạn đọc tham khảo:
1. Kỹ thuật khai thác măng tre
Sau khi trồng năm thứ nhất và năm thứ hai là thời kỳ chăm sóc, năm thứ ba trở đi mới thu hoạch. Thu hoạch trong khoảng 15 - 20 năm, măng Điềm trúc có thời gian thu hoạch dài, nhiều tháng trong năm (từ tháng 3 đến tháng 11 - 12). Vào tháng 3 khi nhiệt độ từ 150 C trở lên là măng mọc lên.
Vỏ măng khi chưa ra khỏi mặt đất thì có màu vàng nâu, thịt măng ngon và chất lượng tốt. Khi măng đã mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ biến thành màu xanh lục, thịt măng sẽ bị hoá gỗ, chất lượng giảm. Vì vậy, phải lấp đất che phủ măng không để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Để nâng cao chất lượng măng, trong thời gian thu hái măng phải dùng đất và mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất dày 16-30 cm hoặc hơn nữa.
- Khi nào thì thu hái măng: Khi măng bắt đầu nhú lên khỏi mặt lớp đất phủ từ 10 - 20 cm thì thu hoạch. Thời kỳ đầu (tháng 3 - 4) và thời kỳ cuối (tháng 11 - 12) nhiệt độ thấp măng mọc chậm thì 5 - 7 ngày thu một lần. Các tháng hè thu (tháng 5 - 10) nhiệt độ cao, mưa nhiều măng mọc rộ thì 3 - 5 ngày thu một lần.
- Thời điểm thu hái măng: Tốt nhất là thu măng vào buổi sáng.
- Vị trí cắt măng: Là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng.
- Kỹ thuật cắt măng: Khi ta khai thác một cái măng thì sẽ tác động đến các mắt ngủ ở sát vết cắt, tại vị trí đó tiếp tục nhú các măng. Cho nên khi khai thác măng cần phải đào sâu xuống đất, dùng dao cắt tại vị trí phình ra của eo măng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống cách gốc cây mẹ khoảng 10 cm. Chú ý không làm hư hại gốc cây mẹ, bởi vì ở đó có những mắt sinh ra măng mới. Lấy măng xong lại phủ đất lên gốc khóm măng như cũ.
2. Kỹ thuật nuôi dưỡng tăng năng suất măng
a) Kỹ thuật để lại số cây mẹ
- Kỹ thuật 1: Chu kỳ 3 năm để cây mẹ 1 lần. Bắt đầu từ năm thứ 2 để 4 cây mẹ, năm thứ 6 để 4 cây mẹ để thay 4 cây mẹ năm thứ 2. Năm thứ 10 để 4 cây mẹ thay 4 cây mẹ năm thứ 6... Cứ như thế trong quá trình khai thác măng. Đới với tre trúc mọc cụm, cây mẹ ở giữa bụi cho sản lượng măng thấp nên những măng ở trong bụi khai thác hết, chỉ chọn những măng ở bên ngoài để nuôi dưỡng thành cây mẹ.
Chu kỳ 4 năm 1 lần đánh bỏ gốc già để phục tráng làm trẻ hóa rừng tre và tạo điều kiện đất tơi xốp. Thời gian đánh gốc tiến hành vào vụ đông (hết vụ măng).
b) Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh
- Chăm sóc: Cần phải trừ cỏ và xới đất xung quanh gốc cây cho xốp, thông thường hàng năm làm cỏ xới đất 2 lần vào tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9.
- Bón phân: Các loại phân đều dùng được. Phân chuồng, bột xương, đất bùn ao tốt nhất là bón vào mùa thu đông, từ 22,5 - 37,5 tấn/ha hoặc bùn ao từ 37,5 - 60,0 tấn/ha. Các loại phân có hiệu quả nhanh như phân tổng hợp, đạm, lân,... Nên bón vào mùa xuân hè, sau khi làm cỏ xới đất mỗi khóm bón 0,2 - 0,3 kg.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh chủ yếu là bệnh thối măng và sâu voi. Phòng bệnh thối măng: Dùng thuốc Promidi pha loãng 5.000 lần để phun phòng, cứ 7 ngày phun 1 lần là tốt nhất. Phòng trừ sâu voi: Buổi sáng 9 - 12 giờ, buổi chiều 3 giờ đến tối là lúc nó hoạt động và đẻ trứng thì bắt và diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 500 lần để phun trừ
Từ khóa: hướng dẫn khai thác và nuôi dưỡng măng tre, cách khai thác và nuôi dưỡng măng tre, vườn trồng măng tre, cơ sở sản xuất cây măng tre, cty cung cấp măng tre, cung cấp giống măng tre
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó