Nông nghiệp
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 3)
Trong vườn chè sinh thái nhân tạo cần qui hoạch cụ thể và toàn diện theo địa hình, địa vật cụ thể, bố trí đai rừng phòng hộ trên hướng đón gió, bố trí rừng đầu nguồn trên đầu suối, sườn khe, bờ ao hồ, nơi đất đai cằn cỗi, bố trí cây cải tạo đất phù hợp...
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 1)
Thu hái - chếbiến - bảo quản chè đắng
Chè đắng xưa nay vốn là cây quý hiếm, phân bổ rải rác, lượng thu hoạch nhỏ nên chủ yếu là thu hái chế biến thủ công. Ngày nay việc gây trồng được phổ cập rộng rãi, tất yếu sẽ phải công nghiệp hoá khâu chế biến, đóng gói, bảo quản. Trước mắt trong tập tài liệu này chỉ giới thiệu phương pháp thủ công.
Kỹ thuật thu hái
Để đảm bảo cho cây chè đắng phát triển thuận lợi, tạo tán có kết cấu hợp lý, tăng dần diện tích thu hái nhằm đạt đến sản lượng cao, ổn định và chất lượng sản phẩm cao, cần nắm chắc yếu lĩnh và phương pháp thu hái chè đắng.
Khi thu hái chè cần nắm chắc các yêu cầu:
ü Thu hái khi chồi nách bắt đầu chuyển sang mầu xanh non, lá chưa nở hết chưa hái, chỉ lấy ngọn chồi và chừa lại 2-3 lá non. Cây non mỗi năm phát lộc 3-7 lần và lúc đó cần lấy "Nuôi" làm chính, không được thu hái quá mức và cố gắng ép đỉnh để lùn hoá tán lá.
ü Cần tập trung hái nhiều chồi đỉnh, chồi mập, chồi dài, không hái chồi bên, chồi nhỏ, chồi ngắn.
ü Cũng có thể tập trung thu hái một số chồi mập, đợi các chồi nách mọc ra thật nhiều rồi lại hái tiếp. Như vậy có thể hướng tới tạo ra tán lá nhiều cành, nhiều ngọn, nhiều tầng.
ü Cây trưởng thành hàng năm chỉ phát lộc 2 lần, lần đầu nên hái nhiều lần sau nên hái ít. Khi hái chè cần tránh làm tổn thương và phải kịp thời xới đất, bón phân.
Kỹ thuật chế biến
Chè tươi mới thu hái cần phải chế biến kịp thời, không được chất đống lâu dễ gây ra rụng lá và thối rữa.
Làm héo:Là làm cho nước thoát hơi một phần để búp chè héo mềm và nhờ đó giữ được màu xanh, dễ vò và định hình.
Làm héo gồm 3 cách:
ü Sấy héo:Bằng lò điện hoặc lò than, tốc độ nhanh hiệu quả cao, nhưng phải quản lý nhiệt độ rất tốt thì mới mong đạt chất lượng cao.
ü Làm héo tự nhiên trong phòng:Chủ yếu là thực hiện trong phòng thoáng gió và có chiếu sáng tự nhiên. Có thể dùng phên tre rải búp chè thành lớp mỏng cho thoát hơi tự nhiên từ 15-20 giờ, xới đảo vài lần cho đều cho đến khi độ ẩm hạ xuống còn 50-60%. Bằng cách làm này quá trình thoát hơi nước chậm nên dễ nắm vững.
ü Phơi dưới nắng:Rải đều lên phên tre và phơi dưới nắng, thời gian dài ngắn tuỳ thuộc nắng gắt hay dịu. Nếu nắng to chỉ phơi 30 phút là đủ, nếu trời râm hay nắng dịu thì đợi khi lá búp mềm héo là phải ngừng phơi.
Cố gắng đảm bảo cho lá, búp khi héo vẫn giữ được màu xanh để chế biến xong có được mầu đen bóng, khi pha chè nước có được sắc thái trong suốt và vị ngon. Nếu phơi quá lâu, nõn búp có thể bị khô, chế biến xong sản phẩm sẽ biến màu, hạ phẩm chất, ròn và nát vụn.
Nói tóm lại, về mức độ làm héo cần đạt được yêu cầu lá mềm co nhỏ, thân mềm nhưng không dễ gẫy, mùi hăng giảm bớt.
Sào chè: Đây là khâu kỹ thuật then chốt để nâng cao chất lượng sản phẩm. Yêu cầu cần đạt được là sào đều, sào tới độ, phải nắm chắc nguyên lý thao tác "Nóng già, lá ít kết hợp vừa sào vừa tung" (ý nói khi dùng chảo có cán thì vừa sào vừa hất chảo lên cho chè bay nên không rồi lật ngược khi rơi về chảo-ND).
Sào chè thường dùng chảo sắt, nên có đường kính rộng, nhiệt độ cần đảm bảo 150-200 0 C, lúc đầu nhiệt độ nên tương đối cao, mỗi chảo sào khoảng 2kg, nếu dùng máy có thể sào nhiều hơn gấp 2-3 lần. Động tác sào cần nhanh, lật thật kỹ và đảo thật đều.
Nếu búp già và to do hàm lượng nước tương đối thấp nếu để già lửa sẽ dễ nát vụn, do đó trước khi sào nên phun bụi nước đảm bảo ướt đều hoặc phun mù (nước) vào lúc nhiệt độ quá cao để dùng hơi nước nóng làm chè chín đều, chín kỹ, đảm bảo làm chết mọi enzym, làm ngừng hẳn quá trình oxy hoá và duy trì bền lâu các chất hữu ích, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đạt mức "Già lửa mà không khê, non mềm mà không sượng".
Tiêu chuẩn đạt được khi sào chè: Màu sắc bề ngoài chuyển từ xanh tươi sang xanh tối, nắm chặt chè trong tay thấy cảm giác dính, uốn cong cuống mập mà không gẫy, loại được mùi ngái, làm dậy mùi thơm.
Vò chè: Vò chè làm phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ép dịch trong mô ra bám trên mặt lá, làm chúng dễ hoà tan khi pha chè, đồng thời tạo cho sản phẩm có dạng viên, dạng sợi.
Vò chè theo 3 cách: Vò nóng, vò ấm và vò lạnh, khi vò cần đảm bảo các nguyên tắc, khi nóng và ẩm cần ép nhẹ, vò chậm và thời gian ngắn.
ü Vò nóng: Sào xong vò ngay khi còn nóng
ü Vò ấm: Sào xong đợi hạ bớt nóng mới vò
ü Vò lạnh: Sào xong đổ ra khỏi chảo đợi nguội và hồi ẩm mới vò
Chè đắng thường có cọng mập, búp lớn nên thường cần vò nóng và thường là vừa sào vừa vò với chế độ lửa non và thực hiện ngay trên bếp lò. Vò ấm cũng thực hiện ngay trên bếp lò còn vò lạnh thường ít dùng.
Khi vò nóng thường phải lợi dụng dính kết cao trong nhiệt độ cao để vê sản phẩm thành viên hoặc bằng động tác làm cuộn lá lên cọng thành sợi (cũng có thể là nhiều cọng nhiều lá thành 1 sợi ). Đôi khi còn vừa vê vừa ép nhiều cọng nhiều sợi thành cuộn hơi có hình vuông hoặc hình tam giác nhằm tạo thẩm mỹ và cảm giác dễ chịu khi uống trà, đảm bảo khi pha trà lá lại trở lại màu xanh. Tất cả những động tác đó đều nhằm đạt tới đích tối ưu hoá sắc, hương, vị, hình của sản phẩm.
Tỷ lệ thành sản phẩm cần đạt được trên 80% đối với búp chè non và trên 60-70% đối với búp chè già.
Làm khô: Kết thúc quá trình làm héo, sào, vò, vê viên cần rải sản phẩm lên phên tre hoặc sân hong râm mát cho tiếp tục khô, tuyệt đối tránh ánh nắng trực xạ. Khi sản phẩm khô tới mức lá chè có thể bóp vụn, cọng chè có thể bẻ gẫy là đạt yêu cầu độ ẩm. Lúc này hàm lượng nước hạ xuống còn 3 - 5%. Nếu gặp thời tiết ẩm lạnh, có thể phải thực hiện sấy khô nhỏ lửa trong thời gian dài.
Đóng gói: Cho đến nay chè đắng vẫn chỉ tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu là chính, việc đóng gói chưa mấy cầu kỳ, nhưng xu hướng đòi hỏi đóng gói cẩn thận, thẩm mỹ đang ngày càng mạnh. (ảnh 8)
ở dạng nguyên liệu, vật liệu dùng cho đóng gói chè đắng cần đảm bảo đạt yêu cầu chống ẩm, giữ tối, giữ được hương vị, hạn chế oxy hoá và ngăn cách được các mùi hương lạ. Nói chung không dùng vật liệu PE vì rất dễ mất màu, mất hương và dễ mốc không thể bảo quản lâu (bảo quản lâu thường có mùi sáp). Tốt nhất là dùng các vật liệu khác hoặc có thể bảo quản bằng giấy bóng kính, chất dẻo cứng. Nếu đóng bao bì nhỏ, tốt nhất là dùng hộp nhôm.
Bảo quản
Do chè đắng khi thu hái có già có non, sau chế biến độ ẩm thường không đồng nhất, những cọng chè mập thường không đủ khô, nếu bảo quản không thích hợp dễ sinh nấm mốc gây ra biến chất làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm do đó tạo nên tổn thất kinh tế. Vì lẽ đó phải làm tốt kỹ thuật bảo quản.
Chè đắng sau chế biến càng khô thì hút ẩm càng mạnh, ngoài ra chè đắng tự bản thân đã có quá trình oxy hoá, ánh sáng và nhiệt độ cao càng đẩy mạnh quá trình này.
Tiêu chuẩn hàm lượng nước thương phẩm chè đắng giao động 3-5%. Trong điều kiện không có thiết bị đo lường, có thể dùng cách đơn giản để đánh giá hàm lượng nước sản phẩm theo kiểu truyền thống như sau: dùng tay bóp vụn lá chè, nếu đủ khô lá chè có thể bóp vụn thành bột, tức là hàm lượng nước đã xuống tới 3 - 5%. Nếu bóp được thành tấm, thành vẩy hoặc vẩy nhiều bột ít thì phải tiếp tục làm khô.
Theo kinh nghiệm lão nông và chuyên gia nghề chè, bất luận là loại chè nào, với cách bảo quản nào thì cũng phải thực hiện được 4 yêu cầu: " Khô, kín, mát, tối".
Sau đây là các giải pháp kỹ thuật bảo quản chè đắng:
Bảo quản túi nilon: Đây là vật liệu bao bì phổ biến trên thị trường, giá rẻ, độ bền thấp, dễ hư hỏng, cách ẩm, ngăn sáng, chống oxy hoá và bảo vệ hương vị chè đều kém.
Đóng hộp bằng hợp kim sắt- măng gan 2 lớp: Vừa thẩm mỹ vừa dễ dùng nhưng không cất trữ được lâu, cách bảo quản này phù hợp với sinh hoạt gia đình. Sau khi chế biến và làm khô đủ độ, để nguội xong cần trút ngay vào hộp, càng đầy càng chặt càng tốt và phải thường xuyên kiểm tra.
Xây dựng vườn chè đắng sinh thái chất lượng cao
Lâm trường Tiểu Minh Sơn huyện Đại Tân từ ngày thành lập đến nay chưa hề phát dịch sâu bệnh hại là do cơ cấu rừng đa dạng. Các loại rừng lá kim, Thông, Samộc 1.667ha chiếm 40% diện tích, rừng đầu nguồn và rừng đặc sản lá rộng 2.187 ha chiếm 60% diện tích. Ngoài ra còn 1 ít rừng cây gỗ xen cây bụi lá rộng rải theo khe suối tạo ra các chướng ngại vật tự nhiên. Các loài chim muông, côn trùng, vi sinh vật phát triển tự nhiên tạo nên môi trường sinh thái hài hoà, cho dù có sâu bệnh hại cũng không thể phát thành dịch lớn.
Với sự gợi mở của ý tưởng nông nghiệp sinh thái, rất nhiều người trồng chè cho rằng xây dựng vườn chè sinh thái sẽ đem lại sức sống mới cho nghề trồng chè. Công bố gần đây của tỉnh Hải Nam cho thấy Nông trường Hải nam đã thành công trong việc xây dựng vườn chè lập thể, xuất xứ từ "Lập thể" là Three dimeations forestry có nghĩa là phương thức lâm sinh trên không gian 3 chiều, người Trung Quốc dịch thành "Lâm nghiệp lập thể". Một phương thức lâm sinh đa dạng về loài, tận dụng tốt và hài hoà toàn bộ không gian theo chiều đứng và chiều ngang, một phương thức lâm sinh nhiều tầng nhiều đám, trong đó thống nhất trong quy hoạch chung cả chè-cao su-cây rừng đã làm cho thu nhập chè tăng thêm 35,8% so với vườn chè thuần loại, thu nhập về cao su tăng 2,4 lần so với cao su thuần loại. Điều đó chứng tỏ rằng nếu chỉ kinh doanh thuần 1 thứ hiệu quả kinh tế sẽ không cao.
Nếu chỉ kinh doanh rừng thuần loại sẽ phải tăng thêm phân bón, thuốc trừ sâu, đầu tư lao động, sản lượng không lý tưởng. Hơn nữa dùng quá nhiều phân bón, thuốc sâu, sản phẩm chè rất dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến hương vị và phẩm chất làm cho sản phẩm mất giá.
Vì lẽ đó, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế tất yếu phải mở mang hướng đi xây dựng vườn chè sinh thái, về mặt kỹ thuật phải vận dụng kiến thức sinh học và sinh thái học để sáng tạo môi trường sinh thái rừng hài hoà. Như vậy mới mong vừa nâng cao được sản lượng và giữ gìn được danh tiếng chất lượng chè.
Sau đây là giới thiệu vắn tắt về xây dựng vườn chè sinh thái:
Nắm chắc nghề chính, phát triển tổng hợp nhiều ngành nghề khác
Dựa theo địa hình, địa mạo, khai thác tốt tiềm năng khí hậu đất đai và ưu thế đa dạng sinh học để đưa ra quy hoạch phù hợp.
Có thể quy hoạch vùng chè thành một số khu vực gây trồng, lựa chọn cho mỗi khu một cơ cấu loài phối hợp để hình thành tầng cây cao, vừa, thấp không cạnh tranh lẫn nhau và có thể hỗ trợ nhau càng nhiều càng tốt. Cây trồng phối hợp nên ưu tiên chọn cây bản địa, những loài cây có tính thích ứng rộng, có giá trị kinh tế hoặc nếu có khả năng cố định đạm càng tốt.
Với cây tầng cao, nên chọn các loài mọc nhanh, tán thưa cho hệ số lọt ánh sáng cao hoặc rụng lá mùa đông, chiều cao càng cao càng tốt. Các loài có thể phù hợp là Keo lá tràm, Lê, Dẻ ăn quả, Hồng... nhằm mục tiêu cho các tầng cây bên dưới có thể nhận được ánh sáng đầy đủ, tạo được lớp cành khô lá rụng phong phú nâng cao độ phì đất.
Tầng giữa lấy cây chè đắng là chính. Chè đắng là loài cây trung tính thiên về chịu bóng, đặt vào tầng giữa là phù hợp với yêu cầu về cường độ ánh sáng. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể còn cần chia ra khu sản xuất chè, khu cung cấp hạt, khu cung cấp hom, trên cơ sở đó xử lý thoả đáng mật độ tàn che các tầng nhằm đạt tới sản lượng cao và ổn định.
Các cá thể chè đắng có cây phát triển chồi đông vào tháng 11 (tiết tiểu tuyết), có cây phát triển chồi xuân vào tháng 2 trong thời kỳ mưa phùn nhưng phần lớn bật chồi vào đầu tháng 4 trong tiết thanh minh và được gọi là chè xuân. ở cây chè đắng thời gian phát chồi xuân thường sớm hơn các loại chè thuộc họ chè từ 45-50 ngày. Nếu tuyển chọn các cá thể có tập tính phát chè xuân để nhân giống sẽ tạo được sản phẩm chất lượng cao, ít ô nhiễm hoá chất và đưa ra thị trường sớm sẽ có sức cạnh tranh mạnh. Người Nhật bản đã đi trước người Trung quốc trong việc gây tạo các giống "Chè hữu cơ", chè "Không thuốc trừ sâu và phân bón hoá học". Tanzania cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra thị trường các sản phẩm chè không bón phân hoá học và phun thuốc trừ sâu. Năm 1991 Trung quốc cũng đã đưa ra thị trường được 10 loại chè phù hợp với yêu cầu "Thực phẩm xanh" của Bộ Nông nghiệp. Chè đắng vốn nổi danh là chè sạch đã từng được mua tranh bán cướp nếu phát triển theo hướng vườn sinh thái để tạo ra "Chè hữu cơ" chất lượng cao chắc chắn sẽ đem lại hiệu ích kinh tế và xã hội cao.
Qui hoạch toàn diện, bố cục hợp lý
Trong vườn chè sinh thái nhân tạo cần qui hoạch cụ thể và toàn diện theo địa hình, địa vật cụ thể, bố trí đai rừng phòng hộ trên hướng đón gió, bố trí rừng đầu nguồn trên đầu suối, sườn khe, bờ ao hồ, nơi đất đai cằn cỗi, bố trí cây cải tạo đất phù hợp...
Nơi có thung lũng, suối sâu, nguồn nước dồi dào quanh năm có thể xây đập tạo hồ thuỷ lợi, nuôi tôm cá và phát triển thuỷ điện nhỏ. Tuỳ theo thực trạng cụ thể, nơi hợp cây nông nghiệp thì phát triển cây nông nghiệp, hợp cây lấy gỗ thì phát triển nghề rừng, hợp với cây chè thì phát triển nghề chè, như vậy nghề chè sẽ phát triển hài hoà với Nông, Lâm, Ngư, Mục và nghề phụ khác. Làm như vậy thì hiệu quả kinh tế, hiệu ích sinh thái, xã hội đều phát triển. Một vùng chè như vậy sẽ là một vùng chè sinh thái bảo vệ được nguồn nước, chống được xói mòn và thái hoá đất, một vùng chè sẽ sản xuất ra những sản phẩm sạch đúng như xu hướng phát triển của thời đại. Đây là một hướng đi có tiền đồ rộng mở.
Trích nguồn: siêu tầm
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó