Nông nghiệp
Kỹ thuật phòng tránh khi trồng rau trong mùa mưa
Trồng rau trong mùa mưa thường gặp rất nhiều khó khăn chứ không được thuận lợi như ở vụ Đông – Xuân nhất là về yếu tố thời tiết. Tuy nhiên, nếu nắm được một số các yếu tố cơ bản thì cũng có thể khắc phục được. Ở bài này xin đưa ra một số khuyến cáo cho bà con khi trồng rau trong mùa mưa.
Khi trồng rau trong mùa mưa ngoài yếu tố khách quan như mưa, bão kéo dài bà con cần tuân thủ các yếu tố cơ bản sau để có thể đạt được thành công nhất định.
1. Kỹ thuật canh tác
- Thiết kế mương xung quanh ruộng rau phải có rãnh thoát nước tốt và thật nhanh khi gặp mưa nhiều và kéo dài (tránh bị ngập cục bộ quá 12 giờ đồng hồ), vì nếu bị ngập quá lâu rễ cây sẽ bị mất oxy (dân gian gọi là bị ngộp) và khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, tình trạng này nếu kéo dài cây sẽ bị chết hoặc bị tuột lá dẩn đến năng suất bị giãm đáng kể.
- Bón nhiều phân hữu cơ (nếu là phân chuồng thì phải ủ hoai trước khi bón) để tạo độ tơi xốp và nên phủ bạt để hạn chế cỏ dại tránh bị rửa trôi dinh dưỡng.
- Khi bị ngập úng thì lớp đất mặt sẽ bị đóng váng, bà con nên dùng cuốc hoặc chĩa răng để xới xáo nhằm phá bỏ lớp váng đó để tiếp oxy cho rễ cây.
2. Kỹ thuật chăm sóc khi trồng rau trong mùa mưa
- Chọn giống kháng được những bệnh thường gặp trong mùa mưa như: Héo dây, Sương mai, Thán thư, Thối nhũn …..
- Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma bằng cách ủ với phân hữu cơ để bón lót nhằm hạn chế một số loại nấm bệnh hoặc khi cây được 5 – 7 ngày tuổi thì có thể hòa với nước để tưới vào gốc cây rau.
- Sử dụng định kỳ các loại thuốc BVTV để phòng trị một số loại sâu bệnh thường gặp (chú ý nên sử dụng thuốc sinh học và phải đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc để an toàn cho rau và người tiêu dùng) và phải luôn luôn vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ.
Sâu xanh: Dùng Tập kỳ hoặc Takumi 20 WG
Sâu vẻ bùa: Dùng Séc Sài Gòn pha với Dầu Khoáng SK 99
Bọ trĩ: Dùng Cofidor 100 SL hoặc Tatsieu 1.9 EC
Bệnh Sương mai: Dùng Novistar 360 WP hoặc Dithane M 45 WP
Bệnh Thán thư: Dùng Talent 50WP hoặc Novistar 360 WP
Bệnh héo dây: Dùng Polyram 80DF hoặc Ditacin 8 SL
Bệnh thối nhũn: Dùng Validan 5 SC hoặc Stepguard 50 SP
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó